Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ cạnh tranh không lành mạnh
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 10639 Lượt xem

Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Bên cạnh những tác động tích cực mà cạnh tranh mang lại thì luôn tồn tại những tác động tiêu cực, vì thế mà người ta thường nhắc đến khái niệm cạnh không lành mạnh. Khái niệm này tuy không mới nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ, chính xác về vấn đề này.

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”

Nhìn chung, cạnh tranh không lành mạnh lại những hành vi đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng và chung của xã hội. Theo định nghĩa này có thể thấy tiêu chí đánh giá về tính chất không lành mạnh của hành vi cạnh tranh chỉ được nêu chung là trái các nguyên tắc, thiện chí trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.

Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận. Có thể phân tích vấn đề này trên hai khía cạnh:

Thứ nhất: Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của doanh nghiệp chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác. Đặc điểm này khiến cho pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại một số quốc gia có thể có phạm vi áp dụng rất rộng và điều chỉnh những hành vi đa dạng.

Thứ hai: Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Đặc điểm thứ hai của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là tính chất đối lập, đi ngược lại các thông nghệ tốt, các nguyên tắc, tập quán, chuẩn mực và  đạo đức kinh doanh. Có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Đặc điểm này đòi hỏi cơ quan xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có những hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để xác định một hành vi có đi ngược lại những nguyên tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một thời điểm nhất định.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nào gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác.

Phân loại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được phân thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào tiêu chí cũng như mục đích phân loại. Nhưng xét một cách khái quát, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cùng có bản chất là việc tạo ra những lợi thế không chính đáng trong tương quan cạnh tranh trên thị trường và có thể chia làm ba nhóm như sau:

– Các hành vi cạnh tranh mang tính lợi dụng:

Đây là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính chất điển hình, được biết đến với nhiều dạng thức khác nhau nhưng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng thành quả đầu tư của người khác, xâm phạm bí mật kinh doanh. Bản chất của hành vi này là chiếm đoạt, sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác. Dạng hành vi này được coi là phổ biến, điển hình của cạnh tranh không lành.

– Các hành vi cạnh tranh mang tính công kích:

Đây là nhóm hành vi có chung bản chất là tấn công vào đối thủ cạnh tranh, triệt tiêu hoặc làm suy giảm các lợi thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh. Các hành vi cụ thể rất đa dạng phụ thuộc vào cách thức, mục tiêu công kích có thể là những thông tin sai trái làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh hoặc lôi kéo mua chuộc nhân viên của đối thủ cạnh tranh.

– Các hành vi lôi kéo bất chính khách hàng:

Bản chất của hành vi này là tạo ra một lợi thế cạnh tranh gian dối để lôi kéo khách hàng. Chủ yếu là người tiêu dùng, đối tượng chịu tác động trực tiếp của nhóm hành vi này là khách hàng, còn các doanh nghiệp cạnh tranh chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ hành vi thông qua việc mất khách hàng.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:

“1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2.Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3.Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

4.Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

5.Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

6.Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

7.Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.”

Thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 111 của Luật này;

c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110 của Luật này;

d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật này.

3. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này;

c) Áp dụng biện pháp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, b, d, đ, e khoản 4 Điều 110 của Luật này;

d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này.

4. Đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền quy định tại khoản 2 Điều 111 của Luật này;

c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, c, d, e khoản 4 Điều 110 của Luật này;

d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này.

5. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm khác theo quy định của Luật này không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 111 của Luật này;

c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110 của Luật này;

d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật này.

6. Các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 45 của Luật này được xử lý theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam?

Theo khảo sát, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường hiện nay phổ biến dưới các dạng như: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; Hành vi ép buộc trong kinh doanh; Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác; Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác; Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính; Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ…

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tính đến hết năm 2018, có gần 400 hồ sơ khiếu nại, trong đó hơn 200 vụ đã được điều tra, xử lý. Các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thường diễn ra dưới nhiều hình thức, theo nhiều dạng khác nhau.

Biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh?

Biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh thường là “Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hành đa cấp bất chính; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.

Ví dụ cạnh tranh không lành mạnh

Công A là công ty sản xuất điện thoại mới được ra đời và sản phẩm điện thoại của công ty Anh chưa được nhiều người biết đến. Do đó, để làm cho điện thoại của mình được phổ biến rộng rãi cũng như muốn giới thiệu các tính năng của điện thoại đến người tiêu dùng là hơn hẳn tính năng của hàng điện thoại khác nhưng giá thành lại rẻ hơn, công ty A đã tổ chức 1 buổi ra mắt sự kiện điện thoại và trong quá trình giới thiệu sản phẩm điện thoại, Công ty A đã mang điện thoại của công ty khác ra so sánh trực tiếp.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, Quý vị vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi