Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Căn cứ xác lập quyền đại diện
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2655 Lượt xem

Căn cứ xác lập quyền đại diện

Đại diện theo ủy quyền được xác lập từ sự ủy quyền của người được đại diện cho người đại diện. Nói cách khác, quan hệ đại diện theo ủy quyền chỉ hình thành khi trước đó, giữa người được đại diện và người đại diện đã xác lập với nhau một quan hệ ủy quyền.

Căn cứ xác lập quyền đại diện là gì?

Căn cứ xác lập quyền đại diện là thỏa thuận ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân hoặc quy định pháp luật.

Quý vị có thể tham khảo cơ sở pháp lý về căn cứ xác lập quyền đại diện cụ thể tại Điều 135 Bộ luật dân sự như sau:

Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện 

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Tư vấn quy định Căn cứ xác lập quyền đại diện

Theo điều luật trên thì đại diện bao gồm hai loại: Đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật.

Đại diện theo ủy quyền được xác lập từ sự ủy quyền của người được đại diện cho người đại diện. Nói cách khác, quan hệ đại diện theo ủy quyền chỉ hình thành khi trước đó, giữa người được đại diện và người đại diện đã xác lập với nhau một quan hệ ủy quyền, trong đó người được đại diện là người ủy quyền, người đại diện là người được ủy quyền.

Đại diện theo pháp luật được xác lập theo một trong các căn cứ sau đây:

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Trong trường hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chỉ định người đại diện cho cá nhân.

Chẳng hạn, Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. (Đoạn 2 khoản 1 Điều 24 BLDS năm 2015); Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định (Khoản 2 Điều 136 BLDS năm 2015); Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện (Khoản 3 Điều 136 BLDS 2015). Đối với pháp nhân phi thương mại thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn, đại diện theo pháp luật của một trường đại học công lập là Hiệu trưởng (Theo quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ chủ quản).

– Theo điều lệ của pháp nhân: Đối với các pháp nhân thương mại thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người được xác định theo điều lệ của chính pháp nhân đó. Chẳng hạn, một pháp nhân là công ty cổ phần thì tùy vào sự xác định của điều lệ mà người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, có thể là Tổng giám đốc/Giám đốc.

– Theo quy định của pháp luật: Theo quy định của pháp luật thì người đại diện theo pháp luật của cá nhân là: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên (Khoản 1 Điều 136 BLDS năm 2015); Người giám hộ đối với người được giám hộ (Khoản 2 Điều 136 BLDS năm 2015).

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi