Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Cách đi xe máy không bị công an bắt
  • Thứ năm, 10/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 407 Lượt xem

Cách đi xe máy không bị công an bắt

Công an giao thông có thể thổi còi nếu phát hiện người tham gia giao thông có hành vi vi phạm. Cách đi xe máy không bị công an bắt như thế nào?

Khi tham gia giao thông chắc hẳn mỗi người cũng có ít nhất 1 lần vi phạm giao thông vì nhiều lý do khác nhau. Để hạn chế tối đa việc bị công an bắt và xử phạt vi phạm giao thông, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách đi xe máy không bị công an bắt?

Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp với người đi xe máy

Các lỗi vi phạm giao thông thường xuất phát từ sự chủ quan hoặc chưa nắm rõ luật của người điều khiển phương tiện giao thông, một số lỗi có thể kể đến như:

– Vượt đèn đỏ (không chấp hành tín hiệu đèn giao thông)

Theo luật giao thông đường bộ thì tín hiệu đèn giao thông có 3 màu: đèn màu xanh cho phép phương tiện được đi, đèn đỏ các phương tiện phải dừng lại và đèn vàng thì các phương tiện phải dừng trước vạch dừng, trường hợp đã quá vạch dừng thì sẽ được đi tiếp. Nếu đèn vàng nhấp nháy thì phương tiện được đi nhưng phải giảm tốc độ; nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe không chấp hành tín hiệu đèn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

– Đi ngược chiều

Đi ngược chiều có thể rút ngắn quãng đường đi nhưng lại tìm hiểu nhiều nguy hại, đặc biệt là trên những cung đường được lưu thông với tốc độ cao.

Lỗi đi xe máy ngược chiều bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 4 tháng.

– Xe máy không gương

Gương chiếu hậu xe có tác dụng để quan sát các phương tiện di chuyển phía sau. Lỗi xe maysko cs gương hay không có gương chiếu hậu bên trái sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

– Không xi nhan

Khi rẽ phải, rẽ trái hay quay đầu. tấp vào đường thì bắt buộc phải xi nhan để thông báo cho những phương tiện giao thông khác.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:

+ 400.000 – 600.000 đồng nếu chuyển làn không báo trước;

+ 800.000 – 1.000.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ hướng.

– Xe máy không có bảo hiểm

Lỗi không có bảo hiểm xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng

Trên đây là một số lỗi thường gặp khi tham gia giao thông, ngoài ra còn một số lỗi khác như xe máy vượt phải, xe máy không chính chủ, đi vào đường cấm…

Cách đi xe máy không bị công an bắt

 Theo quy định, công an giao thông có thể thổi còi nếu phát hiện người tham gia giao thông có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông, ngoài ra, có 03 trường hợp dù không vi phạm nhưng các phương tiện vẫn có thể bị CSGT dừng xe kiểm tra. Như vậy, chỉ khi có hành vi vi phạm giao thông thì công an mới thổi còi và xử phạt. Vì thế, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe có thể tham khảo một số lưu ý như sau:

– Luôn chuẩn bị đủ giấy tờ

Khi tham gia giao thông thì người điều khiển xe máy cần luôn mang theo các loại giấy tờ xe, bao gồm

+ Giấy đăng ký xe máy;

+ Bằng lái xe (giấy phép lái xe);

+ Bảo hiểm xe máy.

+ Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân

– Đội mũ bảo hiểm đúng quy định và không chở quá số người

Chở quá số người quy định trên xe mà không phải trường hợp khẩn cấp thì khả năng bị cảnh sát giao thông “thổi còi” là rất cao. Do đó, muốn không bị công an chú ý thì nghiêm chỉnh chấp hành chở đúng số người, đội mũ bảo hiểm là điều bắt buộc phải thực hiện.

– Xe phải có đủ gương chiếu hậu

Những xe không gương thường dễ rơi vào tầm mắt của cảnh sát giao thông. Vậy nên, để tránh bị bắt, trước hết xe phải được trang bị những phụ kiện đúng theo quy định. Ngoài ra đèn xe cũng không nên thay đổi hay lắp thêm đèn led sáng trắng. Xe không độ pô, hay dán decal quá lộ liễu. Như vậy sẽ dễ tạo được sự chú ý của cảnh sát giao thông và cơ động khi bạn lưu thông trên đường.

– Chú ý các biển báo giao thông

Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường,…. Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường,… để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn.

– Không vượt đèn đỏ, đèn vàng

Muốn không bị công an bắt thì phải tuân thủ luật giao thông. Tuyệt đối không được vượt đèn vàng, hay đèn đỏ khi tham gia giao thông. Có khá nhiều người do vội, do đường vắng hoặc đơn giản là không thấy công an giao thông đứng thường ngang nhiên vượt đèn đỏ. Hoặc cố chạy nhanh để kịp mấy giây đèn vàng.

– Đi đúng làn đường quy định

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn theo quy định của pháp luật, là phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Trên thực tế có nhiều người khi tham gia giao thông không phân biệt được thế nào là lỗi đi sai làn hay không chấp hành hiệu lệnh biển báo của vạch kẻ đường dẫn tới những lỗi vi phạm đáng tiếc khi tham gia giao thông.

Khi bị cảnh sát giao thông bắt phải làm gì?

Khi bị cảnh sát giao thông bắt, đầu tiên bạn cần bình tĩnh, dừng xe ở vị trí an toàn, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và xuống làm việc.

Bạn cần hỏi lý do mà cảnh sát giao thông dừng xe của bạn để xác định lỗi và xem mình có thực sự vi phạm hay không. Nếu vi phạm hoặc chỉ kiểm tra hành chính thông thường thì xuất trình các giấy tờ liên quan. Nếu bạn không vi phạm, hãy yêu cầu công an xuất trình bằng chứng để tránh trường hợp công an “ bắt nhầm”.

Sau khi quan sát và xác định công an giao thông đủ điều kiện làm việc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy. Trong quá trình trình bày với công an giao thông, cần sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp, đúng tên tuổi và cấp bậc với công an giao thông để chứng tỏ bạn hiểu luật. Bạn cần tránh chửi thề, cãi lại hay xúc phạm công an giao thông để tránh gặp rắc rối bị xử phạt thêm tội khác.

Một số tình huống bạn bắt buộc phải phạm luật như đi quá tốc độ, sai làn, vượt gấp… vì bị rượt đuổi hoặc vì một lý do quan trọng nào đó. Do đó, bạn hãy trình báo ngay sẽ giúp cơ quan chức năng xem xét. Nếu gặp phải vấn đề về tâm lý khiến bạn xao nhãng dẫn đến phạm luật như tin buồn, người thân gặp chuyện… thì bạn rất nên trình bày với công an giao thông để nhận được sự cảm thông.

Trên đây là nội dung bài viết cách đi xe máy không bị công an bắt? của Công ty Luật Hoàng Phi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi