Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận
Đối với những quan hệ dân sự không có yếu tố nước ngoài, chỉ cần áp dụng hệ thống pháp luật Việt Nam để điều chỉnh nhưng đối với việc giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì Toà án Việt Nam trong nhiều trường hợp cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc. Vậy Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam là những trường hợp nào?
Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam?
Áp dụng pháp luật nước ngoài là gì?
Áp dụng pháp luật nước ngoài là hoạt động thi hành pháp luật quốc gia thông qua việc áp dụng quy định của pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 , Luật hôn nhận và gia đình …cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định,củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cá thế giới.
Điều 664 Bộ luật dân sự 2015 quy định vềxác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”
Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
Điều 670 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;
b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.”
Thời hiệu áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam
Thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam
Việc áp dụng dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam còn khá hạn chế. Dù pháp luật đã quy định về vấn đề này nhưng do tính chất phức tạp của nó cũng như sự hạn chế về chuyên môn của các thẩm phán
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy rằng tòa án Việt Nam chưa bao giờ áp dụng pháp luật quốc gia khác để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, mà lẽ ra việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp.
Để áp dụng pháp luật nước ngoài theo đúng cách thức đòi hỏi các cơ quan xét sử có trách nhiệm tìm hiểu nội dung. Thực tế của pháp luật Việt Nam chưa có một qui định cụ thể nào về nghĩa vụ tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài thuộc về cơ quan xét xử hay của các bên đương sự. Đây là một vấn đề phức tạp và trên thực tế gây không ít khó khăn cho thẩm phán.
Để đảm bảo lợi ích của các bên đương sự một cách chính đáng cũng như đảm bảo thực tiễn xét xử được công bằng và giữ gìn trật tự pháp luật của Nhà nước, các cơ quan tư pháp và tòa án có trách nhiệm tìm hiểu nội dung đích thực của luật pháp nước ngoài cần áp dụng như nghiên cứu luật nước ngoài, thực tiễn tòa án xét xử của họ, tập quán luật, thông lệ, án lệ và các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước của các viện nghiên cứu… để giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài một cách khách quan đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
Đồng thời, trong quá trình tố tụng các bên đương sự cũng có quyền đưa ra các bằng chứng về luật nước ngoài trước tòa để bảo vệ quyền lợi ích của mình. Tuy nhiên việc xác định nội dung luật nước ngoài vẫn là nhiệm vụ chính của cơ quan xét xử phụ thuộc vào trọng tài hoặc Tòa án.
Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam? Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Vật đồng bộ là gì? Quy định pháp luật về vật động bộ?
Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút theo Điều 114 Bộ luật dân sự năm...
Học sinh cấp 3 được đi xe máy loại nào?
Học sinh cấp 3 có được đi xe máy không? Học sinh cấp 3 được đi xe máy loại nào? sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau...
Bản chất nhà nước là gì? Kiểu nhà nước và hình thức nhà nước
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Nhà nước là gì? Bản chất, hình thức của nhà...
Hợp đồng thuê mặt bằng có cần công chứng?
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền...
Ai được trợ giúp pháp lý miễn phí?
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp...
Xem thêm