Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2297 Lượt xem

Các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả

Các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả sẽ được chúng tôi tư vấn theo nội dung bên dưới để khách hàng tham khảo.

Pháp luật về quyền tác giả ghi nhận những đóng góp về văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bằng cách dành cho họ những độc quyền khai thác, sử dụng những thành quả sáng tạo, đầu tư của họ. Tuy nhiên, những độc quyền đó cũng có khả năng ngăn cản sự tiếp cận với văn học, nghệ thuật và khoa học của đông đảo công chúng, và vô hình chung kìm hãm các giao lưu dân sự liên quan tới loại quyền tài sản đặc biệt này.

Nhằm hài hòa hóa lợi ích của chủ thể quyền tác giả và lợi ích cộng đồng trong việc tiếp cận, sử dụng tác phẩm, pháp luật quyền tác giả quy định các ngoại lệ của độc quyền hay còn gọi là các hạn chế của quyền tác giả đối với một số hành vi sử dụng, khai thác quyền tác giả (còn gọi là “fair use”). Việc giới hạn thể hiện ở chỗ pháp luật quy định trong những trường hợp nhất định thì cá nhân, tổ chức khác có quyền sử dụng tác phẩm được công bố mà không xin phép, không phải trả tiền bản quyền (nhuận bút, thù lao) cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, sử dụng tác phẩm được công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25 và Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, việc sử dụng quyền này phải tuân theo những điều kiện và cách thức hợp lý do Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản khác liên quan quy định.

Thứ nhất: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, trả tiền thu lao theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: 

– Sao chép tác phẩm: Tự sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép để lưu trữ trong thư viện. Việc sao chép này là sao chép không quá một bản và không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng kể cả bản sao kỹ thuật số. Tuy nhiên, nếu người mượn sách của thư viện sau đó tự sao chép một bản để phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy được xác định là hợp pháp.

Quy định này nhằm mục đích phổ biến tác phẩm đến công chúng thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sử dụng có hiệu quả các tài sản trí tuệ của nhân loại, song việc khai thác không nhằm mục đích thương mại (phi lợi nhuận).

Việc xác định thế nào là “mục đích thương mại còn mơ hồ vì có thể sao chép hoặc sao chụp (photocopy) bán lại để thu lợi nhuận trực tiếp (bán giá thấp hơn giá bìa thì người sao chụp lẫn người sử dụng đều có lợi). Về lợi nhuận, có thể thu lợi nhuận gián tiếp như cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đã thu toàn bộ tiền của người học, có nghĩa vụ phải cung cấp tài liệu cho người học nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả tiền quyền tác giả hoặc tài liệu xuất bản mà lại sao chụp sách cho người học hoặc đánh máy lại in để sao chụp cho người học sử dụng nhằm giảm chi phí.

Trường hợp này cũng được xác định là có mục đích lợi nhuận mang tính chất gián tiếp. Trường hợp sau đây có phải sao chép phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy hay không? THẾ Hai bộ giáo trình TOEFL iBT và TOEIC (gồm 20 đầu sách có kèm đĩa) do Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt mua bản quyền từ Công ty Compass (Mỹ) đã bị hệ thống trường ngoại ngữ Đ và trường ngoại ngữ A (thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn M) sao chụp làm giáo trình chính thức cho học viên. Đội kiểm tra đã phát hiện tám đầu sách được phô tô sẵn với số lượng trên 350 cuốn.

” Theo bản tường trình của trường “Một số thầy, cô trong trường thấy giáo trình hay nên mua về nghiên cứu và giới thiệu cho học viên. Học viên thích và nhà trường phô tô để phổ biến nội bộ chứ không đủ tiền để mua sách ngoài”.

Theo phản ánh của học viên và biên nhận chúng tôi có trong tay (Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh) nhiều học viên đã phải mua sách phô tô từ hệ thống hai trường ngoại ngữ này với giá đắt hơn sách gốc do Nhà xuất bản Trẻ và Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt phát hành.

(Nguồn: Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/10/2008).

Trong thực tế, nhiều trường hợp sao chụp bán cho người học thấp hơn giá in trên bìa hoặc phát miễn phí cho người học là xâm phạm quyền tác giả, có mục đích thương mại (trực tiếp hoặc gián tiếp). Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định hướng dẫn phải “tự sao chép” nghĩa là người cần nghiên cứu, giảng dạy sao chép một bản phục vụ cho chính mình.

– Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình, trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo; dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; trích dẫn để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại. Việc trích dẫn tác phẩm phải thỏa mãn hai điều kiện sau:

(i) Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình;

(ii) Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không y phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn, phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.

Trong “trích dẫn hợp lý” tác giả thể hiện ý kiến cá nhân của mình, còn trường hợp sưu tầm tác phẩm đã công bố của người khác để làm tuyển tập, hợp tuyển, sắp xếp theo một chủ đề nhất định có tính sáng tạo thì hoàn toàn không thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả. Pháp luật công nhận và bảo hộ quyền tác giả đối với tuyển tập, hợp tuyển không làm ảnh hưởng đến tác phẩm gốc.

Do pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, trong thực tiễn còn có những quan điểm khác nhau khi giải quyết vụ tranh chấp sau đây:

– Năm 2001, ông N.Q.T phát hiện cuốn sách “Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và thảo luận” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2001) của ông Đ.T.T sử dụng bốn bài báo của mình mà không xin phép. Bốn bài báo này đã từng được đăng tại các tạp chí như Tạp chí Văn nghệ, Báo Văn nghệ và Tạp chí Văn học bao gồm: “Về bài Hoàng Xuân Hãn và việc khôi phục nguyên tác Truyện Kiều”, “Hãy trở lại đúng vấn đề nhận xét việc nghiên cứu Truyện Kiều”, “Một vài nhận xét về nghiên cứu Truyện Kiều của cố học giả Hoàng Xuân Hãn”,… Tiếp đó năm 2003, Ban Quản lý di tích Nguyễn Du (tỉnh Hà Tĩnh) lại in lại cuốn sách trên. là Tranh chấp về quyền tác giả tại Tòa án về việc tác giả cuốn sách xâm phạm bản quyền tác phẩm văn học nghệ thuật.

Phiên tòa sơ thẩm (tháng 12/2006) đã xác định có hành vi xâm phạm quyền tác giả khi “trích” nguyên vẹn bốn bài báo của ông N.Q.T đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, tuyên phạt ông Đ.T.T 25 triệu đồng tiền bản quyền, trả ông N.Q.T tiền nhuận bút một triệu đồng.

Bản án sơ thẩm bị kháng cáo vì cho rằng không có sự xâm phạm bản quyền. Đây là sự trích dẫn nhằm “bình chú, phê phán, thảo luận” như tiêu đề của tác phẩm chứ không lấy tác phẩm vì mục đích thương mại.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 14/6/2007 có quan điểm ngược lại, bài của ông N.Q.T khi đưa vào cuốn sách không bị cắt xén, sửa chữa, xuyên tạc và có đề tên tác giả (N.Q.T), “trích dẫn” nguồn rõ ràng không nhằm mục đích kinh doanh. Cuốn sách là một tác phẩm sáng tạo toàn diện của ông T. Việc trích dẫn bốn bài viết trong quyển sách của mình là không xâm phạm quyền tác giả của ông N.Q.T.

Các trường hợp trích dẫn nêu trên phải đảm bảo không trở thành phần chính của tác phẩm mới, phần trích dẫn chỉ giới hạn trong phạm vi giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong tác phẩm của mình và phải ghi rõ tên tác giả, nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn.

– Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.

– Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy.

– Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó.

– Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

– Nhập khẩu một bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, những ngoại lệ trong các trường hợp cụ thể này ngoài ra phải đáp ứng 3 điều kiện sau:

(i) không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm,

(ii) không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

(iii) phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Việc sử dụng tác phẩm như vậy không áp dụng với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

– Thứ hai: Những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Trường hợp tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm phải theo quy định chặt chẽ, không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Việc sử dụng như vậy không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh (Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ).

Xung quanh việc bản quyền âm nhạc trên sóng phát thanh và truyền hình, ngay từ năm 2008 đã có 371 nhạc sỹ và người được hưởng quyền lợi hợp pháp của các nhạc sỹ cùng ký vào đơn kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền, kiến nghị xâm hại bản quyền. Ở nước ta chưa thu tiền sử dụng các kênh thông thường của các đài truyền hình, phát thanh và truyền hình (trừ truyền hình cáp). Cơ sở phát thanh và truyền hình đã sử dụng tác phẩm phải trả nhuận bút, thù lao cho tác giả.

Tại các văn bản pháp luật đã có quy định rõ về quyền tác giả (trong đó có quyền của các nhạc sỹ), quyền của các tổ chức phát sóng (bao gồm các đài phát thanh, truyền hình)… Trong lĩnh vực phát sóng, tại thời điểm năm 2008 đã có 41 đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương có thỏa thuận trả tiền sử dụng tác phẩm của các nhạc sỹ thông qua Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc thuộc hội nhạc sỹ Việt Nam.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi