Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền tác giả là gì? Quyền liên quan tác giả?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1588 Lượt xem

Quyền tác giả là gì? Quyền liên quan tác giả?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu được quy định cụ thể khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009.

Để làm rõ bản chất việc bảo hộ quyền tác giả, trước tiên cần làm rõ khái niệm về quyền tác giả và một số đặc điểm về quyền tác giả.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả có thể được tiếp cận theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi chung là Luật Sở hữu trí tuệ) quy định:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;

Quyền liên quan đến tác giả là gì?

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Trong khuôn khổ bài viết này, quyền tác giả được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan.

Căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

Căn cứ phát sinh quyền, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Còn quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, được định hình hoặc thực hiện mà không y phương hại đến quyền tác giả.

Nội dung quyền tác giả, quyền liên quan

Về mặt nội dung, quyền tác giả và quyền liên quan luôn bao gồm sự bảo hộ về mặt tài sản (tức là những lợi ích kinh tế do sản phẩm trí tuệ đem lại) và sự bảo hộ về mặt nhân thân tác giả. Ở đây, khi tác giả – người sáng tạo – được bảo hộ thì không có nghĩa là tác giả giấu kín tác phẩm của mình, độc chiếm nó. Bởi về mặt bản chất của các tác phẩm sáng tạo, nếu nó không được khai thác, sử dụng thì nó sẽ chẳng có giá trị và không đem lại lợi ích gì.

Việc độc quyền chiếm hữu tài sản trí tuệ sẽ làm cản trở nhu cầu phát triển của xã hội và kìm hãm hoạt động sáng tạo. Nhưng khi khai thác, sử dụng, công khai tác phẩm thì lại có thể phát sinh nhiều vấn đề về mặt lợi ích kinh tế cũng như giá trị của bản thân tác giả, dẫn đến hạn chế sự sáng tạo. Do đó, khi bảo hộ các quyền tác giả và quyền liên quan phải thực hiện sự bảo hộ trên cả hai mặt là lợi ích kinh tế và giá trị nhân thân, để có thể đạt được mục đích vừa khuyến khích sự sáng tạo, vừa đảm bảo sự phát triển xã hội ĐT Về mặt giới hạn quyền, cũng xuất phát từ việc phải cân bằng các lợi ích trong xã hội, cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng, mà trong quá trình bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, cần phải đặt ra các giới hạn đối với chủ thể của các quyền này.

Các giới hạn thường được sử dụng như giới hạn về không gian, giới hạn về thời gian, giới hạn bởi quyền, lợi ích chính đáng của chủ thể khác, giới hạn bởi lợi ích của cộng đồng hoặc giới hạn bởi các nghĩa vụ của chính chủ sở hữu các quyền này phải thực hiện.

Như vậy, đăng ký bản quyền tác giả hiểu một cách chung nhất, là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do họ sáng tạo.

Bảo hộ quyền tác giả gồm các nội dung:

(i) Xác lập, công nhận quyền tác giả cho các cá nhân, tổ chức;

(ii) Quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác giả:

(iii) Bảo vệ quyền tác giả chống lại các hành vi xâm phạm.

Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

TT

Loại hình tác phẩm

1

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác

Lưu ý: Ký tự khác là tác phẩm được thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

2

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

3

Tác phẩm báo chí

4

Tác phẩm âm nhạc

5

Tác phẩm sân khấu

6

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự

7

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

8

Tác phẩm nhiếp ảnh

9

Tác phẩm kiến trúc

10

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học

11

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

12

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Lưu ý: Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

Khái quát quá trình hình thành chế định quyền tác giả trên thế giới 

Quyền tác giả, quyền liên quan là một trong ba trụ cột của quyền sở hữu trí tuệ. Giống như các lĩnh vực khác của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả bảo hộ các sản phẩm trí tuệ của con người dưới dạng các tác phẩm văn học và nghệ thuật, bao gồm tác phẩm văn học, âm nhạc, các tác phẩm mỹ thuật như hội họa, điêu khắc, các tác phẩm dựa trên công nghệ như chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu điện tử. Quyền tác giả đã có lịch sử hình thành từ hàng thế kỷ và chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển các quyền liên quan. Quyền liên quan hay còn gọi là quyền kề cận, liên quan mật thiết đến quyền tác giả nhưng không phải là quyền tác giả.

Xuất hiện muộn hơn vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước do sự phát triển của các công nghệ mới như ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, quyền liên quan tạo ra một số độc quyền giống như quyền tác giả, nhưng không dành cho tác phẩm cụ thể mà mục đích chủ yếu của quyền liên quan là nhằm bảo hộ các lợi ích hợp pháp của những cá nhân và tổ chức có những đóng góp đáng kể về kỹ năng sáng tạo, kỹ thuật và tổ chức trong việc sử dụng, khai thác và đưa tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đến với công chúng. Do đó, quyền tác giả và quyền liên quan chính là động lực thúc đẩy hoạt động lao động sáng tạo của các tổ chức và cá nhân, nhằm cống hiến cho nhân loại các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của con người, đồng thời làm cơ sở cho sự phát triển đời sống văn hóa – kinh tế – xã hội.

Trong lịch sử phát triển của loài người, ngay từ khi xã hội loài người mới phát triển ở trình độ sơ khai nhất, con người đã cho ra đời rất nhiều sáng tạo tinh thần trên mọi lĩnh vực. Thế nhưng mãi đến khoảng thế kỷ thứ XV, hệ thống pháp luật mới bắt đầu ghi nhận những quyền này. Ở thời kỳ cổ đại và trung cổ, pháp luật mới chỉ ghi nhận quyền sở hữu đối với những vật mang (chứa đựng) tác phẩm trí tuệ, ví dụ như pháp luật cấm hành vi trộm cắp một cuốn sách (vật chứa đựng) chứ không cấm việc sao chép nội dung của cuốn sách (là tác phẩm trí tuệ). Vì thế việc tác phẩm của một tác giả, nghệ sỹ nào đó bị sao chép, rồi bị thay đổi là chuyện thường xảy ra, thậm chí có những tác phẩm được đồng thời cho là của nhiều tác giả khác nhau.

Những tác giả thực sự chỉ có thể tự bảo vệ tác phẩm – “đứa con tinh thần của mình” – bằng cách gắn “lời nguyền” vào cuốn sách để tránh việc bị sao chép. Khi phát minh in ra đời (năm 1440) thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngày càng bị sao chép nhiều hơn. Mặc dù các tác giả được nhà xuất bản trả tiền nhuận bút nhưng họ phải đối mặt với vấn đề tác phẩm bị sao chép nhiều hơn. Các nhà in, nhà xuất bản khác (những người không trả tiền nhuận bút) vẫn in lại tác phẩm này, những bản in lại không kỹ lưỡng, có thể có lỗi và bị sửa đổi, gây ảnh hưởng đến uy tín của tác giả, đồng thời cũng gây ra tổn thất kinh tế cho những nhà xuất bản có trả tiền nhuận bút. Và do đó, các nhà xuất bản (đã trả tiền nhuận bút cho tác giả) đã tác động đến những người đứng đầu chính quyền để “xin đặc quyền” đối với tác phẩm do mình in. Những người đứng đầu chính quyền cũng nhận thức được lợi ích mà họ được hưởng từ việc này nên họ đã đưa ra quy định là “cấm việc in lại một tác phẩm trong một thời gian nhất định”.

Tuy nhiên, quy định cấm này mới chỉ có ý nghĩa đối với những nhà xuất bản, theo đó thì họ được phép độc quyền kinh doanh khi họ đã trả nhuận bút cho tác giả, còn đối với các tác giả thì họ vẫn chưa được đảm bảo quyền sở hữu đối với tác phẩm trí tuệ của mình. VÀ Đến giữa thế kỷ XVI, với sự phát triển của phong trào phục hưng, các quyền tự do của con người dần dần trở nên quan trọng, vì thế “đặc quyền tác giả” cũng được chính quyền ở nhiều nơi “ban phát” để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm. Việc làm này có mục đích là để khuyến khích sự sáng tạo cá nhân, do đó, các đặc quyền tác giả trong thời kỳ này mới hướng đến bảo vệ quyền nhân thân của tác giả mà chưa mang lại và đảm bảo cho tác giả các quyền tài sản đối với các tác phẩm trí tuệ.

Một bước tiến dài hơn ở đầu thế kỷ XVIII là sự ra đời của Luật Bản quyền hoàn chỉnh ở Anh, đây là đạo luật lần đầu tiên ghi nhận quyền “độc quyền sao chép của tác giả”, và tác giả có thể nhượng lại quyền này cho nhà in trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận. Tiếp sau đó, một loạt những quy định tương tự như vậy đã được đưa vào trong các đạo luật của các nước như Pháp, Đức, Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Cho đến nay, quyền tác giả đã được ghi nhận một cách rộng rãi ở các quốc gia trên khắp thế giới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng sự tồn tại của hệ thống luật lục địa và hệ thống thông luật cho nên việc bảo hộ quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng theo hai xu hướng: Pháp luật về quyền tác giả (Author’s Rights) của hệ thống luật lục địa (Pháp, Đức…) chú trọng bảo vệ lợi ích của các tác giả và các quyền dành cho các tác giả được đặt ở vị trí trung tâm và pháp luật về bản quyền (Copyright) của hệ thống thông luật (Anh, Hoa Kỳ, Úc…) tập trung bảo vệ các nhà đầu tư, nhà xuất bản đối với độc quyền sao chép. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, các quốc gia đã nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng hệ thống các điều ước quốc tế nhằm hài hòa hóa sự bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan giữa các nước khác nhau.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Thời gian bảo hộ uyền tác giả được bảo hộ trong thời hạn cụ thể như sau:

Đối tượng

Thời hạn

Quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm).

Vô thời hạn

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản, bao gồm:

– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh.

75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên

– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.

– Các tác phẩm không thuộc loại hình trên.

Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

– Đối với tác phẩm khuyết danh mà khi các thông tin về tác giả xuất hiện.

Suốt cuộc đời và 50 năm sau khi tác giả chết.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ theo quy định tại chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi