Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Các bản án thừa kế theo pháp luật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1085 Lượt xem

Các bản án thừa kế theo pháp luật

Các tranh chấp dân sự xảy ra trong đời sống thực tiễn hết sức đa dạng trong đó tranh chấp về thừa kế nói chung, tranh chấp về thừa kế theo di chúc nói riêng xảy ra ngày một nhiều.

Nhằm giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về thực trạng giải quyết các vụ án tranh chấp về thừa kế. Trong nội dung bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp các bản án thừa kế theo pháp luật để Khách hàng tham khảo.

Tranh chấp thừa kế do di chúc bị hư hỏng không xác định được nội dung

Bản án số 28/DSST của Toà án nhân dân huyện S, thành phố H đã xử vụ tranh chấp thừa kế giữa nguyên đơn là ông Vương B với bị đơn là ông Vương A.

Nội dung của vụ án được tóm tắt như sau:

Vợ chồng cụ Vương Văn C và Đỗ Thị Y có năm người con gồm: ông Vương Văn L, ông Vương Văn Đ (đã chết năm 1994), ông Vương Văn A (bị câm điếc từ năm lên 9 tuổi), ông Vương B, bà Vương Thị Q.

Tài sản của vợ chồng cụ C, cụ Y có 1087m đất thổ cư (trong đó có cả đất ao), có 06 gian nhà cấp 4, sân, bếp hiện nay vẫn còn nguyên thuỷ chưa sử chữa cải tạo gì. Tài sản trên đang do ông Bính quản lý.

Trong quá trình sinh sống, ông L, ông B đi bộ đội và thoát ly, bà Q vào Nam sinh sống, ông Đ chết còn ông A bị câm điếc nên do cụ C, cụ Y nuôi. Sau đó ông A lấy vợ và vợ chồng con cái ông ở cùng với cụ C, cụ Y cho đến lúc các cụ chết. Sau khi cụ C, cụ Y chết, gia đình ông Bính sử dụng toàn bộ nhà đất trên từ năm 1988 đến nay.

Gia đình ông A gồm có: ông A và vợ là bà Th, anh T và vợ là chị N cùng các con. Trong quá trình sử dụng diện tích đất trên ông A đã tự kê khai đứng tên sử dụng nguồn gốc đất là do bố mẹ đã cho. Do các anh, em của ông A không có mặt ở địa phương nên không có ai thắc mắc và tranh chấp nên diện tích đất đó đã được cấp sổ đỏ ngày 28/01/1993 đứng tên ông Vương A.

Ông B yêu cầu chia thừa kế khối di sản mà bố mẹ ông đã để lại. Anh T (là con ông A và là người đại diện cho ông A trước Toà) không đồng ý chia tài sản cho ông B vì khi bà nội của anh (cụ Y) còn sống đã viết giấy giao nhà đất cho bố anh là ông A.

Tại bản án số 28/DSST Toà án nhân dân huyện S đã xử:

Xác nhận 1087m đất thổ cư và 06 gian nhà cấp 4, 01 gian bếp, 01 sân gạch ở thôn Đoài, xã Phú Minh là tài sản của cụ C và cụ Y trị giá 58.109.900 đồng.

Không chấp nhận di chúc của cụ Y để lại mà ông A đã xuất trình trước Toà vì đã bị cháy không đọc được nội dung nên toàn bộ di sản mà các cụ để lại được chia cho các thừa kế theo luật.

– Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 03/12/2001 anh T có đơn kháng cáo. Ngày 04/04/2002 bà Vương Thị Q có đơn kháng cáo nên vụ án trên đã được Toà án nhân dân thành phố H xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Trong bản án số 111/DSPT, Hội đồng xét xử đã nhận định:

Cụ Vương Văn C chết năm 1977 không để lại di chúc. Cụ Đỗ Thị Y chết năm 1988.

Toàn bộ nhà đất mà gia đình ông A đang sử dụng là của cụ C, cụ Y để lại hiện còn nguyên thuỷ.

Bản di chúc do phía ông A xuất trình đã bị cháy gần hết, không đọc được nội dung, đầu đề, chỉ đọc được chữ Đỗ Thị Ynên không chấp nhận di chúc đó và di sản của các cụ được chia thừa kế theo luật.

Tranh chấp thừa kế do di chúc miệng lập không đúng thủ tục

Vụ án thứ nhất:

Tóm tắt nội dung vụ án:  Vợ chồng cũ H và cụ Q có 06 người con chung là Hoàng Thị Th, Hoàng Hữu Ngh, Hoàng Hữu V, Hoàng Thị G, Hoàng Thị Th và Hoàng Hữu C (đã chết không có vợ con).

Cụ H chết tháng 11/1995, cụ Q chết tháng 11/1997 và hai cụ đều không để lại di chúc bằng văn bản. Tài sản chung của cụ H và cụ Q gồm 04 gian nhà cấp 4 trên diện tích đất ở là 168m.

Tổng trị giá tài sản là 342.700.000 đồng. Ngày 22/07/1997 cụ Q ốm nên có tập trung các con lại để bàn việc chia đất. Sau khi cụ quý chết ông Ngh và anh Tr yêu cầu chia thừa kế theo di chúc miệng mà cụ Q đã dặn lại khi còn sống.

Vụ tranh chấp trên đã được Toà án nhân dân huyện Đ xét xử bằng bản án dân sự sơ thẩm số 12/DSST ngày 29/05/2002. Trong đó, Toà án không chấp nhận di chúc miệng của cụ Q và đã quyết định chia di sản của các cụ theo pháp luật.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ông Hoàng Hữu Ngh và anh Hoàng Hữu Tr có đơn kháng cáo.

Vụ án trên được Toà án nhân dân thành phố H xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 147/DSPT, Hội đồng xét xử nhận định rằng di chúc miệng của cụ Q không được người làm chứng ghi lại thành văn bản, sau ba tháng kể từ khi di chúc miệng được lập cụ Q vẫn còn sống và còn minh mẫn nên di chúc đó không được thừa nhận. Vì vậy, bản án phúc thẩm không chấp nhận di chúc miệng và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Vụ án thứ hai:

Bản án dân sự sơ thẩm số 22/DSST ngày 12/11/2001 của Toà án nhân dân huyện T đã xử vụ tranh chấp thừa kế giữa đồng nguyên đơn là các bà H, sinh 1942, trú quận C thành phố H, bà T. sinh 1946, trú tại quận B thành phố H với bị đơn là ông H, sinh 1949, trú tại thị trấn V, huyện T thành phố H.

Theo bản án sơ thẩm nội dung vụ án như sau:

Nguyên đơn bà H bà T thống nhất trình bày: Bố đẻ các bà là cụ Đ, mẹ đẻ là cụ N. Hai cụ sinh được ba người con gồm:

– Bà H, sinh năm 1942

– Bà T, sinh năm 1946

– Ông H, sinh năm 1949

Khi còn sống bố mẹ các bà có khối tài sản gồm: 01 nhà cấp 4, 01 gian nhà bếp, sân, đất, giếng, bể nước ở tại thị trấn V huyện T thành phố H, diện tích khoảng hơn 100m”.

Nguồn gốc đất này là do các cụ để lại cho bố mẹ các bà. Bà Năm 1953 cụ N mất không để lại di chúc gì. Năm 1963 bà H. đi lấy chồng, năm 1968 bà T lấy chồng nhưng vẫn ở cùng với cụ Đ 10 năm sau thì vợ chồng bà T ra ở riêng hẳn nơi khác. Nhà đất tại thị trấn V chỉ cụ Đ và anh H ở.

Năm 1974 anh H lấy chị Q và vợ chồng anh vẫn ở cùng với cụ Đ. Năm 1997 bố đẻ các bà mất cũng không để lại di chúc gì.  Năm 1999 nhà nước mở đường quốc lộ 1A nhà đất của bố mẹ các bà nằm trong diện giải toả, anh H đã đứng ra kê khai và nhận số tiền đền bù là 443.077.092 đồng và 40m2 đất giãn dân tại khu Q.

Sau khi nhận tiền đền bù xong anh H đã đưa cho bà H 15 triệu đồng, đưa cho bà T 40 triệu đồng. Nay hoàn cảnh của bà T rất khó khăn nên hai chị em bà đã đến gặp anh H nói để anh H đưa thêm cho bà T một số tiền nữa thì anh H không đồng ý, Vợ con anh H còn có thái độ không đúng mực với chị em bà.

Nay hai chị em bà yêu cầu Toà án giải quyết theo pháp luật. Kỷ phần của hai bà đến đầu xin hưởng đến đó. Riêng thửa đất còn lại thị trấn V là phần đất không nên hai bà đồng ý chuyển sang Uỷ ban nhân dân huyện T giải quyết theo thẩm quyền.

Bị đơn là anh H trình bày: Anh xác nhận lời trình bày của bà H và bà Tvề diện và hàng thừa kế. Từ năm 1974 anh lấy vợ và vợ chồng anh ở cùng với bố anh là cụ Đ tại ở trấn V và có nhiều công sức duy trì, tu sửa nhà đất của bố anh. Về nguồn gốc nhà đất của bố anh là do ông bà nội để lại cho bố anh hưởng.

Năm 1997 bố anh mất có để lại di chúc bằng miệng, gia đình anh đã thu băng.

Năm 1999 nhà nước lấy đất làm đường 1A, sau khi lấy tiền đền bù anh có đưa cho bà T 40 triệu đồng và đưa cho bà H 15 triệu đồng, hai bà không thắc mắc gì. Nay hai bà lại có yêu cầu kiện chia thừa kế, anh đề nghị Toà bảo vệ quyền lợi cho anh vì bố anh đã có di chúc và đã hỏi hai bà.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là chị Nguyễn Thị Q trình bày: Chị lấy anh H năm 1975 trong hoàn cảnh mẹ anh H đã mất, chị H, chị T đi lấy chồng. Bố chồng là cụ Đ đã nghỉ hưu và chỉ có vợ chồng chị ở với cụ. Tài sản của cụ Đ lúc đó gồm có: 01 ngôi nhà cấp 4 khoảng 24m2, 01 bếp, giếng khơi và khu phụ giáp bờ ao nằm trên diện tích đất ở 45m2.

Trong thời gian vợ chồng chị ở có sửa nhà hai lần: một lần đảo ngói, thay khung xà vào năm 1992, lần sau sửa lại hầu như toàn bộ vào năm 1997. Ngoài nhà đất của cụ Đ thì vợ chồng chị cũng xây dựng thêm để ở cho rộng rãi.

Cụ Đ mất năm 1997, trước khi mất cụ có hỏi chị T và chị H có lấy gì không thì hai chị trả lời là không lấy gì. Năm 1999 nhà nước lấy đất làm đường 1A, chồng chị đứng ra kê khai toàn bộ và hiện tại đã được nhận tiền đền bù hơn 400 triệu đồng.

Vợ chồng chị đã cùng bà T, bà H hoà giải nhiều lần để bà H lấy 15 triệu đồng còn bà T 120 triệu đồng nhưng sau này hai bà lại không đồng ý mặc dù trước đây bà H đã cầm 15 triệu đồng, bà T đã cầm 40 triệu đồng. Nay hai bà khởi kiên chia thừa kế, chị mong muốn hoà giải tạo điều kiện giữ lại tình cảm chị em.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 22 ngày12/11/2001 Toà án nhân dân huyện T đã xử: HC Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế tiền đền bù nhà đất của chị T và chị H.

Xác định ngôi nhà cấp 4, 01 bể nước, 01 giếng khơi nằm trên diện tích đất 139m” ở thị trấn V mà anh H đã nhận tiền đền bù nhà đất có giá trị sử dụng là 443.077.092 đồng là thuộc quyền sở hữu, sử dụng của cụ Đ và cụ N trong đó công sức xây dựng tôn tạo của gia đình anh H là 55.344.092 đồng

Xác định di sản của cụ Đ và cụ N sau khi trừ đi công duy trì và tôn tạo của gia đình anh H còn lại là 387.853.000 đồng.

Chia thừa kế theo luật đối với di sản của cụ N.

Xác định cụ Đ mất năm 1997 để lại di chúc hợp pháp bằng miệng cho anh H.

Chia thừa kế theo di chúc đối với di sản của cụ Đ để lại. Anh H được hưởng toàn bộ di sản của cụ Đ cộng với di sản của cụ N mà anh được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Ngày 21/11/2001bà H bà T có đơn kháng cáo yêu cầu toà phúc thẩm xét lại vì không thừa nhận cuốn băng do anh H xuất trình là di chúc miệng của cụ Đ có hiệu lực pháp luật.

Vụ án đã được Toà án nhân dân thành phố H xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 37/DSPT, Hội đồng xét xử nhận thấy rằng cụ Đ bị ốm do bệnh ung thư nên rất minh mẫn đến khi chết.

Trước khi chết vài ngày cụ có dặn dò lại các con là cho anh H toàn bộ nhà đất. Hôm cụ dặn dò có cả bà T, bà H, anh H cùng ba nhân chứng là bà C (hàng xóm), ông L, ông Th (là cháu gọi cụ Đ bằng cậu). Ngoài ra, còn có nhân chứng cho biết khi còn sống cụ Đ cũng nói nếu nhà nước lấy đất và đền bù bằng tiền thì cụ cho con trai (anh H) để xây nhà thờ cúng tổ tiên (nhân chứng là ông Kh, bút lục 46).

Bà H bà T còn cho rằng cuốn băng ghi âm là do anh H sao và chắp nối. Nhưng tại bán kết luận giám định của Bộ công an đã kết luận đó là cuộn băng gốc. Và chính bà H bà T cũng xác nhận giọng nói trong băng là của cụ Đ và của bà T (bút lục 43), song do trình độ hiểu bết pháp luật còn hạn chế nên sau khi cụ Đ mất các nhân chứng đã không ghi chép lời dặn dò đó thành văn bản.

Trong băng ghi âm cũng thể hiện rõ khi cụ Đã thể hiện ý chí không cho hai con gái tài sản thì bà T khuyên cụ Đ: “Chúng con không đòi hỏi gì đâu ông ạ, trước sau thì để cho thằng H vì nó không có nhà. Không phải như người khác mà tranh nhau đâu, ông cứ yên tâm.” Từ nhận định trên Hội đồng xét xử đã chấp nhận di chúc miệng của cụ Đ là có hiệu lực pháp luật và quyết định chia di sản của cụ Đ theo di chúc mà cụ để lại.

Tranh chấp trong hai vụ án mà chúng tôi đã đưa ra đều do di chúc miệng lập không đúng thủ tục. Theo Điều 654 BLDS thì di chúc miệng chỉ được thừa nhận nếu đã được người làm chứng ghi lại thành văn bản. Nhưng trong hai vụ án trên thì ở vụ án thứ nhất, Toà không chấp nhận di chúc, ở vụ thứ hai Toà lại chấp nhận là di chúc có hiệu lực.

Chúng tôi thấy rằng, Toà không chấp nhận di chúc ở vụ thứ nhất là hoàn toàn chính xác vì trong vụ này, di chúc của cụ Q vừa không đáp ứng thủ tục luật định, vừa có nội dung không rõ ràng (lời khai của các bên không thống nhất). Ngoài ra, cụ Q vẫn còn sống và minh mẫn sau 04 tháng kể từ khi di chúc được lập.

Trong vụ án thứ hai Toà sơ thẩm cũng như Toà phúc thẩm đều chấp nhận di chúc của cụ Đ mặc dù hình thức thể hiện của di chúc đó không phù hợp với quy định của pháp luật là hoàn toàn linh hoạt và sát thực tế.

Chúng tôi thấy rằng nếu áp dụng cứng nhắc quy định của pháp luật thì bản di chúc của cụ Đ sẽ không được thừa nhận và như vậy ý chí của cụ sẽ không được tôn trọng. Vì sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên người làm chứng không ghi di chúc thành văn bản nhưng trong trường hợp này đã có đủ các căn cứ để xác định rằng di chúc đó là ý chí tự nguyện của cụ Đ lập ra trong khi hoàn toàn minh mẫn. Vì vậy di chúc đó cần phải được thừa nhận.

Tranh chấp do xác định sai về di sản  

Bản án Số 12-DSST ngày 2/2/2003 của TAND quận 9 đã xét xử việc chia thừa kế giữa nguyên đơn là chị Th (đại diện hợp pháp của cháu T. và đồng bị đơn là bà M, anh H.

Tóm tắt nội dung vụ án như sau:

Chị Th và anh H kết hôn năm 1992. Năm 1993, vợ chồng anh H và chị Th được bố mẹ anh H là ông Tr và bà M cho một gian nhà cấp 4 diện tích là 17.2m và 4.6m bếp tại quận 2 thành phố H.

Năm 1995, anh H, chị Th xin ly hôn. Tại bản án số 126/LHST ngày 7/1/1995, TAND quận Đ đã quyết định: Chấp nhận đơn xin ly hôn của anh H và chị Th, giao cháu T – con chung của anh chị cho chị Th. Anh H phải thanh toán cho chị Th số tiền là 12.350.000 đồng.

Anh H được sở hữu toàn bộ ngôi nhà 17m kể trên. Sau khi ly hôn, anh H không thanh toán số tiền cho chị Th. Năm 1996, anh H ốm chết. Năm 1997 bà M và anh H đã phá bỏ toàn bộ ngôi nhà của anh H để xây lại hoàn toàn thành 2 gian nhà mới.

Chị Th có đơn yêu cầu xin được đại diện cho cháu T được hưởng phần di sản của anh H để lại là ngôi nhà nêu trên và tài sản khác. Chị Th yêu cầu trích phần di sản của anh H để thanh toán khoản 12.350.000 đồng mà anh H chưa thi hành án cho chị.

Theo bà M, nguồn gốc của ngôi nhà là do vợ chồng bà tạo dựng từ năm 1982. Bà chỉ cho anh H và chị Th ở chứ không cho hẳn. Bà đã bỏ tiền 25.150.000 đồng để chi phí thuốc men, mai táng cho anh H nên không còn di sản để chia cho cháu T và thanh toán cho chị Th.

Tại bản án dân sự sơ thẩm Số 12-DSST ngày 02/02/2003 của TAND quận Đquyết định:

– Xác nhận khối di sản của anh H không còn để chia thừa kế.

– Bác yêu cầu của chị Th xin được thanh toán số tiền 12.350.000 đồng.

– Bác yêu cầu của chị Th (đại diện cho cháu T) xin chia thừa ké.

Bản án trên bị chị Th kháng cáo và được TAND thành phố H xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm Số 32-DSPT ngày 15/11/2003, Hội đồng xét xử quyết định:

– Xác định khối di sản của anh H là gian nhà có diện tích 17.5 m” hiện do bà M và anh N quản lý, sử dụng. Tiếp tục cho bà M và anh N sử dụng.

– Chấp nhận yêu cầu của chị Th được thanh toán số tiền mà anh H phải trả theo bản án ly hôn sơ thẩm Số 126/LHST ngày 7.1.1997 của TAND quận Đ.

– Xác nhận bà M bỏ tiền thuốc men và mai táng cho anh H.

– Chia thừa kế cho hàng thừa kế thứ nhất của anh H là bà M và cháu T.

Như vậy, cùng một vụ việc nhưng hai cấp Toà giải quyết theo hai quan điểm khác nhau: Toà Sơ thẩm không công nhận anh H có tài sản từ việc tặng cho của cha, mẹ nên không xác định anh có di sản để lại. Ngược lại, Toà Phúc thẩm công nhận quyền sở hữu tài sản của anh H đối với căn nhà trên được cha mẹ tặng cho. Vì thế căn nhà này được xác định là di sản thừa kế.

Sau ngày cưới một năm, Vợ chồng anh H, chị Thuỷ đã được đã được bố mẹ chồng cho gian nhà 17.5m”. Về mặt thủ tục thì chưa sở hữu sang tên nên hợp đồng tặng cho đó về lý thì chưa có hiệu lực pháp luật nên không thuộc sở hữu của anh H.

Tuy nhiên, về thực tế thì anh H và chị Th đã được tặng cho. Thông thường cha mẹ cho con nhà và quyền sử dụng đất không thực hiện bằng văn bản và cũng không qua thủ tục công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như hiểu biết pháp luật còn hạn chế, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân còn thấp.

Trong đó nguyên nhân về ý thức chủ quan của người cho và con cái khi được cha mẹ cho thường không dám đề nghị cha mẹ làm hợp đồng theo quy định của pháp luật là phổ biến. Giả sử nếu anh H và chị Th không ly hôn thì việc tặng cho đó sẽ không có tranh chấp gì. Ngược lại, vì xảy ra thực tế nói trên nên gia đình anh Hùng mới nại rằng chỉ cho ở nhờ. Vì thế chúng tôi cho rằng quyết định của Toà phúc thẩm là hoàn toàn phù hợp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi