Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Bồi thường về tai nạn lao động nếu có lỗi của người lao động ra sao?
  • Thứ ba, 19/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2808 Lượt xem

Bồi thường về tai nạn lao động nếu có lỗi của người lao động ra sao?

Tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người lao động mà hậu quả là người lao động chết thì người sử dụng lao động phải bồi thường ra sao? Mức bồi thường được quy định như thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Phạm Minh Tiến, tôi có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn cho như sau:

Bố tôi là chủ thầu của một công trình xây dựng. Khoảng đầu tháng 8/2023, trong quá trình thi công công trình, có một công nhân là anh Nguyễn Văn Nhuận do sơ ý, trượt chân bị ngã giàn giáo từ trên cao xuống và tử vong. Sự cố này xảy ra là do anh Nhuận sơ ý bị ngã, lại không mặc đủ thiết bị bảo hộ chứ hoàn toàn không phải nguyên nhân từ phía bố tôi vì bố tôi đầu tư giàn giáo rất chắc chắn, cẩn thận và kiên cố, trang bị các vật dụng bảo hộ đảm bảo tiêu chuẩn.

Sau khi xảy ra tai nạn, bố tôi cùng một số công nhân đã đưa anh Nhuận về nhà mai táng và hỗ trợ cho gia đình anh ấy 50 triệu đồng. Đồng thời, bố tôi cũng đã báo cáo sự việc xảy ra lên chính quyền địa phương, việc mai táng và bồi thường cũng đã có giấy xác nhận và biên lai nhận tiền cũng cam kết phía gia đình anh Nhuận sẽ không gây khó dễ cho phía nhà tôi. Tuy nhiên, gần đây người nhà anh Nhuận liên tục đến nhà tôi làm ầm lên, gây khó dễ và đòi bố tôi phải bồi thường cho họ 200 triệu đồng thì họ mới bỏ qua chuyện này. Họ còn đe dọa sẽ kiện bố tôi ra Tòa nếu không đưa cho họ thêm 200 triệu. Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc yêu cầu bồi thường 200 triệu đồng của người nhà anh Nhuận là đúng hay sai? Họ có được khởi kiện bố tôi ra Tòa hay không? Bố tôi có thể phải chịu tội và hình phạt như thế nào?

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Về việc định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bố bạn.

Căn cứ vào những thông tin bạn trình bày ở trên, có thể thấy rằng, đối với cái chết của anh Nguyễn Văn Nhuận, bố bạn không cố ý gây ra cái chết cho anh ấy, do đó trong trường hợp này sẽ không đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm liên quan đến hình sự. Vì vậy, pháp luật không thể định tội danh cho bố bạn và bố bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp này thuộc vào trường hợp tai nạn lao động và được pháp luật về lao động điều chỉnh.

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Do tai nạn xảy ra với anh Nhuận là tai nạn xảy ra trong quá trình thi công công trình tại công trường, gắn liền với việc xây dựng công trình và hậu quả là anh Nhuận bị tử vong nên trường hợp này được xác định là tai nạn lao động.

Tại điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đườnghợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Khi đó, gia đình bạn với tư cách là người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm với người bị tai nạn lao động (anh Nhuận) theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

11. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

Bồi thường về tai nạn lao động nếu có lỗi của người lao động ra sao?

Bồi thường về tai nạn lao động nếu có lỗi của người lao động ra sao?

Cụ thể, Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về hợp đồng lao động hướng dẫn cụ thể điều khoản này như sau:

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.

2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:

a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;

b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;

c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;

d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.

3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.

Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo các quy định này, khi xảy ra tai nạn lao động người sử dụng lao động phải thanh toán các chi phí phát sinh, trả tiền lương cho người lao động và bồi thường cho người lao động. Nếu như gia đình bạn đã đóng Bảo hiểm xã hội cho anh Nhuận thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả khoản tiền bồi thường này. Còn nếu như gia đình bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho anh Nhuận thì gia đình bạn sẽ phải có nghĩa vụ chi trả chế độ tai nạn lao động với số tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động mà Luật Bảo hiểm xã hội quy định. Vì trường hợp này, tai nạn lao động xảy ra do lỗi của anh Nhuận đó là sơ ý trong quá trình làm việc, không mặc đủ trang phục bảo hộ và các thiết bị bảo hộ cần thiết nên gia đình bạn có trách nhiệm trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng theo hợp đồng lao động mà anh Nhuận đã ký kết với gia đình bạn (tương ứng 40%) cho người nhà anh Nhuận. 

Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, vì anh Nhuận đã chết do tai nạn lao động nên nhân thân (người nhà) của anh Nhuận sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở được áp dụng hiện nay là 1.800.000 đồng.

Tóm lại, mức tiền mà gia đình bạn phải bồi thường cho người nhà anh Nhuận là trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở và chi trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương theo hợp đồng lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi