Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bồi thường chi phí đào tạo như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 985 Lượt xem

Bồi thường chi phí đào tạo như thế nào?

Theo Bộ Luật Lao động 2012 thì chi phí đào tạo nghề bao gồm như chi phí liên quan đến tài liệu trong quá trình học, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ việc thực hành, đi lại, sinh hoạt khi đào tạo ở nước ngoài và các chi phí khác nhằm hỗ trợ cho người học.

Bồi thường chi phí đạo tạo là một trong những nội dung được pháp luật quy định trong Luật Lao động, là căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý của người lao động khi có hành vi vi phạm hợp đồng đạo tạo nghề.

Vậy Bồi thường chi phí đào tạo như thế nào? Mức bồi thường hiện nay được quy định ra sao? Qua nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp giúp cho Qúy khách về vấn đề này.

Chi phí đào tạo là gì?

Chi phí đào tạo là những khoản chi phí có chứng từ rõ ràng, hợp lệ được chi trả cho bên phía người dạy để được đào tạo nghề, nghiệp vụ, các vấn đề chuyên môn, tập huấn kỹ thuật.

Theo Bộ Luật Lao động 2012 thì chi phí đào tạo nghề bao gồm như chi phí liên quan đến tài liệu trong quá trình học, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ việc thực hành, đi lại, sinh hoạt khi đào tạo ở nước ngoài và các chi phí khác nhằm hỗ trợ cho người học như tiền lương, đóng BHXH, BHYT… cho người học trong quá trình đào tạo.

Chi phí đào tạo phát sinh trong hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động về những điều khoản có tính chất ràng buộc hai bên, nếu có hành vi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thì sẽ làm phát sinh căn cứ bồi thường chi phí đào tạo.

Các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo

Hiện nay trên thực tế thì có rất nhiều các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo xảy ra, tuy nhiên pháp luật lao động chỉ xem xét và đưa ra hai nhóm đối tượng cụ thể là người lao động và các cán bộ, công chức, viên chức.

– Đối tượng là người lao động

Trường hợp xảy ra bồi thường chi phí đào tạo ở đây có thể xảy ra khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo đó đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật có thể là do người lao động vi phạm về căn cứ chấm dứt, vi phạm về thời hiệu báo trước được quy định tại Bộ Luật Lao động 2012.

Trường hơp tiếp theo là khi người lao động hoàn tất thời gian đào tạo nhưng lại không quay về làm việc cho doanh nghiệp như nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng từ trước đó.

Ngoài ra người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo cho bên phía sử dụng lao động khi làm việc tại doanh nghiệp nhưng không đủ thời hạn như đã cam kết.

– Đối tượng là công chức, viên chức nhà nước

Trong quá trình công tác của mình, các cán bộ, công chức, viên chức sẽ được cử đi tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phải tiến hành bồi thường chi phí đào tạo trong các trường hợp như:

+ Cán bộ, công chức, viên chức đang trong quá trình đào tạo nhưng lại tự ý nghỉ học hoặc nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Cán bộ, công chức, viên chức đã hoàn thành khóa đào tạo nhưng lại không được cấp văng bằng hoặc giấy chứng nhận hoàn thành.

+ Cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp chức nhận đào tạo nhưng lại không công tác đủ số thời gian đã thỏa thuận mà tự ý nghỉ việc.

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về các trường hợp Bồi thường chi phí đào tạo như thế nào? Thì tiếp theo, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến vấn đề này.

Mức bồi thường chi phí đào tạo

– Đối với đối tượng là người lao động

Hiện nay pháp luật lao động mới chỉ quy định cụ thể đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động phải tiến hành bồi thường chi phí đào tạo gồm tất cả các khoản chi phí được quy định tại điều 62 Bô luật Lao động 2012.

Còn đối với các trường hợp khác thì pháp luật không có điều khoản quy định, tạo điều kiện để cho các bên chủ thể tự thỏa thuận về khoản bồi thường chi phí đào tạo nghề thông qua nội dung hợp đồng đào tạo mà các bên đã ký kết trước đó.

– Đối với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức

Mức bồi thường của các bộ, công chức, viên chức chỉ gồm chi phí học tập và các khoản chi phí khác trong thời gian đào tạo và mức bồi thường này sẽ được xác định cụ thể dựa trên từng trường hợp khác nhau theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Bồi thường chi phí đào tạo như thế nào? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Luật Hoàng Phi theo số Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi