• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4211 Lượt xem

Bồi hoàn là gì?

Bồi hoàn là một hình thức trách nhiệm mà một người có nghĩa vụ hoàn lại cho người đã bồi thường thiệt hại thay cho mình trong trách nhiệm liên đới.

Trong cuộc sống hiện nay, ở rất nhiều lĩnh vực chúng ta thấy xuất hiện thuật ngữ “bồi hoàn”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này mà thường nhầm lẫn, đồng nhất khái niệm này với khái niệm “bồi thường thiệt hại”.

Vậy bồi hoàn là gì? Bồi hoàn có khác gì so với bồi thường thiệt hại không? Đề nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu ra hơn về thuật ngữ này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin  dưới bài viết sau.

Bồi hoàn là gì?

Bồi hoàn là một hình thức trách nhiệm mà một người có nghĩa vụ hoàn lại cho người đã bồi thường thiệt hại thay cho mình trong trách nhiệm liên đới.

Người được hoàn lại đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do người đó và người có nghĩa vụ hoàn lại cùng gây ra. Sau khi thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, người được hoàn lại có quyền yêu cầu người có trách nhiệm liên đới hoàn lại phần trách nhiệm của họ cho mình.”

Thuật ngữ “bồi thường thiệt hại” xuất hiện rất nhiều trong các văn bản pháp lí hiện hành. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 360, Điều 363 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và Chương XX về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường,… Do đó, trên cơ sở tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lí, cũng như trên cơ sở thực tiễn có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Bồi hoàn tiếng Anh là gì?

Bồi hoàn tiếng Anh là refunds

 

Bồi hoàn có khác gì so với bồi thường thiệt hại không?

Qua tìm hiểu về khái niệm bồi hoàn là gì? Bồi thường thiệt hại là gì? Chúng ta có thể thấy, về bản chất thì bồi hoàn và bồi thường không đồng nhất với nhau. Vì đây là trách nhiệm của các chủ thể khác nhau.

Trong quan hệ dân sự, khi có thiệt hại phát sinh tất yếu sẽ dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường này sẽ trở nên đơn giản nếu chỉ có sự xuất hiện của ít chủ thể tham gia quan hệ dân sự đó (ví dụ chỉ một người bị thiệt hại và một người gây ra thiệt hại).

Tuy nhiên, trên thực tế, khi một thiệt hại phát sinh trong quan hệ dân sự thường có sự xuất hiện của rất nhiều chủ thể do đó dẫn đến trách nhiệm liên đới của những chủ thể có liên quan đó. Lúc này sẽ dẫn đến quan hệ bồi hoàn giữa những chủ thể có trách nhiệm liên đới khi một người đứng ra thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại thay cho tất cả những chủ thể có trách nhiệm liên đới đó.

Như vậy, có thể hiểu, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại, còn trách nhiệm bồi hoàn là trách nhiệm của người gây ra thiệt hại với người đã thực hiện thay nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình.

Để hiểu rõ hơn nữa về khái niệm bồi hoàn là gì? chúng tôi đưa ra ví dụ về bồi hoàn như sau:

Anh H là nhân viên lái xe của công ty A gây tai nạn cho ông B trong quá trình chở hàng cho công ty, khiến ông B bị gẫy chân, thì người bồi thường thiệt hại đối với thương tích của ông B là công ty A, và anh H phải bồi hoàn số tiền bồi thường thiệt hại mà công ty A đã trả cho ông B trong trường hợp có phần lỗi trong việc gây ra tai nạn dẫn đến cái chết của ông B.

Căn cứ Điều 597 Bộ luật dân sự 2015: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Nguyên tắc về bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự

Thứ nhất: Bồi thường toàn bộ và kịp thiệt hại:

Là việc người gây thiệt hại phải bồi thường tất cả thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Nguyên tắc này được áp dụng khi:

+ Người gây thiệt hại có lỗi cố ý dù thiệt hại xảy ra lớn hơn hay nhỏ hơn so với hoàn cảnh kinh tế của họ.

+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý nhưng họ có khả năng để thực hiện việc bồi thường.

+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt của họ nhưng về lâu dài họ lại có khả năng kinh tế để thực hiện việc bồi thường.

Thứ hai: Bồi thường một phần thiệt hại:

– Bồi thường một phần thiệt hại được hiểu là mức bồi thường mà người gây thiệt hại phải thực hiện nhỏ hơn so với thiệt hại đã xảy ra.

– Nguyên tắc này chỉ được áp dụng khi việc gây thiệt hại có đủ hai yếu tố:

+ Về mặt chủ quan: Người có hành vi trái pháp luật không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc đã thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng do cẩu thả hoặc quá tự tin cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được nên đã thực hiện hành vi đó và đã gây ra thiệt hại ngoài mong muốn của mình (lỗi vô ý).

+ Về mặt khách quan: Xét về hoàn cảnh hiện tại cũng như lâu dài, người gây thiệt hại không có khả năng kinh tế để bồi thường toàn bộ thiệt hại vì thiệt hại xảy ra quá lớn đối với khả năng kinh tế của họ.

Thứ ba: Thay đổi mức bồi thường thiệt hại:

Mức bồi thường thiệt hại đã được ấn định theo thoả thuận của các bên hoặc do Toà án quyết định có thể sẽ không còn phù hợp sau một thời gian nhất định. Nếu mức bồi thường đó không còn phù hợp với thực tế thì Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có thể thay đổi mức bồi thường khi có yêu cầu của một trong các bên đương sự.

Để việc thay đổi mức bồi thường được phù hợp, Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải xem xét điều kiện thực tế của các bên, xem xét về thời giá thị trường… Chẳng hạn, người được bồi thường có thu nhập trở lại hoặc đã tăng thu nhập, người phải bồi thường quá khó khăn về kinh tế…

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Bồi hoàn là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý độc giả có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi