Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bị viễn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5166 Lượt xem

Bị viễn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Tôi năm nay 24 tuổi, đã nhận được giấy gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên tôi bị viễn thị thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không? xin hãy tư vấn cho tôi!

 

Câu hỏi:

Tôi có một câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn như sau: tôi hiện nay 24 tuổi, hiện đang đi làm tại một công ty Bất động sản. Gần đây, tôi có giấy gọi đi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tôi đang trong quá trình làm việc rất thăng tiến, nên cũng không muốn đi lắm, nhưng đó là nghĩa vụ thì tôi vẫn phải thực hiện đối với nhà nước. Tuy nhiên, có một vấn đề đó là tôi bị viễn thị đã lâu, bình thường đi làm thì phải đeo kính, nhiều bất tiện. Vậy tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Công dân muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì phải đáp ứng những điều kiện nhất định được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015. Cụ thể đó là những tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khỏe, đạo đức, chính trị, văn hóa…trong đó hai tiêu chuẩn quan trọng nhất là độ tuổi và sức khỏe.

Bị viễn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Bị viễn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo như bạn trình bày, bạn năm nay 24 tuổi, đã đủ điều kiện về độ tuổi đối với người thực hiện nghĩa vụ quân sự (từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi,  công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.) . Tuy nhiên, quan trọng hơn đó là các tiêu chuẩn để gọi công dân nhập ngũ, theo như bạn trình bày thì bạn bị Viễn thị, Viễn thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần. Để biết được việc viễn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không, chúng ta phải căn cứ vào những tiêu chuẩn được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

“Điều 31. Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lý lịch rõ ràng;

b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

d) Có trình độ văn hóa phù hợp.

2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tạiĐiều 7 của Luật Công an nhân dân”.

Được hướng dẫn chi tiết bởi Thông tư 140/2015/TT-BQP hướng dẫn về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ như sau:

“Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân

1. Về tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.

3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên”.

Như vậy, căn cứ vào Điểm c, Khoản 3, điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP thì không gọi nhập ngũ đối với những công dân có tật khúc xạ về mắt, cụ thể và viễn thị các cấp độ, bạn đã bị viễn thị cho nên sẽ không được gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn được Miễn nghĩa vụ quân sự, mà bạn chỉ được Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong một thời gian do không đạt tiêu chuẩn về sức khỏe như sau:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”

Như vậy, bạn bị viễn thị, không đạt yêu cầu sức khỏe tại đợt khám sức khỏe của lần thực hiện nghĩa vụ quân sự này thì lần gọi nghĩa vụ quân sự này bạn sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng có thể về sau tật khúc xạ của bạn được chữa khỏi mà vẫn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi