Bản án là gì?
Bản án là văn bản tố tụng của Tòa án thể hiện các thông tin về nội dung vụ án, pháp luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ án cụ thể và phải được thi hành nghiêm chỉnh khi có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường xuyên bắt gặp cụm từ “bản án, quyết định của Tòa án”; đây là hai loại văn bản khác nhau nhưng lại thường xuyên đi chung với nhau dẫn đến việc nhiều người dễ nhầm lẫn chúng là một và tùy tiện sử dụng các khái niệm này.
Để có thể hiểu rõ hơn về bản án và có sự phân biệt rõ ràng khái niệm này với khái niệm quyết định, Luật Hoàng Phi xin gửi đến quý độc giả những thông tin bài viết với nội dung Bản án là gì?
Bản án là gì?
Bản án là sản phẩm thể hiện kết quả toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi tuyên án.
Soạn thảo bản án là công việc thường xuyên của Thẩm phán; chất lượng bản án phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm, bản lĩnh và kỹ năng nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử.
Để bảo đảm chất lượng của bản án, trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng, Tòa án nhân dân Tối cao đã có một số văn bản hướng dẫn việc soạn thảo bản án và mẫu các bản án, cụ thể: Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP đối với tố tụng dân sự, Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP đối với tố tụng hành chính, Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP đối với tố tụng hình sự.
Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm về bản án là gì? để từ đó xác định tính chất và đặc điểm của bản án. Song khi nghiên cứu về hình thức, nội dung và giá trị pháp lý của bản án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng, ông Lê Văn Minh, Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã đưa ra khái niệm:
Đặc điểm của bản án?
Thứ nhất: Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng và quan trọng nhất thể hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ban hành văn bản này theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng.
Thứ hai: Bản án là văn bản chính thức của Nhà nước trong quan hệ với cá nhân, cơ quan và tổ chức.
Thứ ba: Bản án là một trong các văn bản tố tụng tư pháp với hình thức và bố cục được lập theo mẫu thống nhất theo quy định của các luật tố tụng và nghị quyết của Hội đồng Thẩm pháp Tòa án nhân dân Tối cao.
Thứ tư: Bản án một mặt vừa phải thể hiện các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng, mặt khác cũng phải thể hiện quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lí, quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
Thứ năm: Bản án của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật có giá trị thi hành, quyết định được tuyến trong bản án có tính chất mệnh lệnh của Nhà nước mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan buộc phải quân theo.
Các loại bản án?
Bên cạnh việc thắc mắc khái niệm bản án là gì? thì nhiều người còn băn khoăn về các loại bản án hiện hành. Hiện nay có nhiều cách phân loại bản án được áp dụng như sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào hiệu lực pháp luật.
– Bản án đã có hiệu lực pháp luật bao gồm: bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; bản án của Tòa án cấp phúc thẩm; bản án của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhân và cho thi hành tại Việt Nam. Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
– Bản án chưa có hiệu lực pháp luật gồm: bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm.
Thứ hai: Căn cứ vào cấp xét xử thì có hai cấp là xét xử sơ thẩm (ra bản án sơ thẩm) và xét xử phúc thẩm (ra bản án phúc thẩm)
– Bản án sơ thẩm: là bản án của Tòa án xét xử sơ thẩm. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án sở thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay và chỉ có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
– Bản án phúc thẩm: là bản án của Tòa án xét xử phúc thẩm. Bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị sẽ được xét xử phúc thẩm. Bản án phúc thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật ngay (chung thẩm); không được kháng cáo, kháng nghị.
Tuy nhiên, bất kì bản án nào- dù đã có hiệu lực pháp luật, mà sau đó phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mời thì sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tài thẩm.
Thứ ba: Căn cứ vào lĩnh vực pháp luật.
– Bản án hình sự: là bản án xét xử trong vụ án hình sự.
– Bản án dân sự: là bản án xét xử trong vụ việc dân sự.
– Bản án hành chính: là bản án xét xử trong vụ án hành chính.
Bản án có hiệu lực pháp luật khi nào?
Để xác định bản án có hiệu lực pháp luật khi nào, trước tiên cần xác định đó là bản án thuộc lĩnh vực nào, và cấp xét xử của bản án đó là cấp nào, cụ thể:
Thứ nhất: Với bản án dân sự theo Bộ luật tố tụng Dân sự 2015
– Cấp sơ thẩm: Bản án sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (Khoản 2, Điều 282 BLTTDS 2015)
+ Trong đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. (Khoản 1 Điều 273 BLTTDS 2015)
+ Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. (Khoản 1 Điều 280 BLTTDS 2015)
– Cấp phúc thẩm: Bản án phúc thẩm phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. (Khoản 6 Điều 313 BLTTDS)
Thứ hai: Với bản án hình sự theo Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.
– Cấp sơ thẩm: Bản án và những phần của bản án sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (Điều 343 BLTTHS 2015)
+ Trong đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 343 BLTTHS 2015).
+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.( Khoản 1 Điều 337 BLTTHS)
– Bản án phúc thẩm: Bản án phúc thẩm phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.( Khoản 2 Điều 355 BLTTHS)
Thứ ba: Với bản án hành chính theo Luật tố tụng Hành chính 2015.
– Cấp sơ thẩm: Bản án hoặc phần của bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (Khoản 2 Điều 215 LTTHC 2015)
+ Trong đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án. (Khoản 1 Điều 206 LTTHC 2015)
+ Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. (Khoản 1 Điều 213 LTTHC)
– Cấp phúc thẩm: Bản án phúc thẩm phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. (Khoản 7 Điều 242 LTTHC 2015)
Bản án là loại văn bản gì?
Bản án là văn bản tố tụng pháp lý của Nhà nước- đây chính là tính chất điển hình của bản án để phân biệt với các loại văn bản khác của Nhà nước như văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính,… hay các văn bản khác của cá nhân, tổ chức khác như báo chí, các tác phẩm văn học nghệ thuật,..
Sự khác nhau giữa bản án và quyết định?
Trường hợp Tòa án ra bản án/ quyết định là khác nhau.
– Bản án: Đối với vụ án hình sự, tòa án ra bản án để tuyên bố một người là phạm tội hay không phạm tội; đối với vụ án hành chính và dân sự, bản án thể hiện việc chấp nhận hay không chấp nhận, cho hưởng hay không cho hưởng một quyền nào đó của đương sự , buộc đương sự thực hiện các nghĩa vụ nếu các các đương sự không thỏa thuận được toàn bộ vấn đề của vụ án. Như vậy, tòa án ra bản án trong trường hợp tuyên bố một người phạm tội hay không phạm tội ( đối với hình sự) và trường hợp có tranh chấp không thể thỏa thuận được giữa các đương sự (đối với hành chính và dân sự).
– Quyết định: Tòa án sẽ ban hành quyết định trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó, ví dụ: quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định tuyên bố một người mất tích, quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự,… Như vậy, tòa án ra quyết định trong trường hợp công bố một sự kiện (ví dụ: quyết định đưa vụ án ra xét xử- là một quyết định trong quá trình thụ lí và giải quyết vụ án; quyết định tuyên bố một người mất tích- là quyết định để công bố một sự kiện mà không hề có tranh chấp gì cả) hoặc trong trường hợp các đương sự đã thỏa thuận giải quyết được tranh chấp.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Nợ xấu có vay được ngân hàng chính sách không?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp CIC có chính sách cung cấp thông tin...
Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành?
Những quy phạm pháp luật có thể là những quy tắc xử sự của công dân, của những người có chức vụ, quyền hạn là những quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước là những quy định về địa vị pháp lý của các đoàn thể tổ chức quần chúng và các chủ thể pháp luật...
Dưới 18 tuổi có được thuê nhà nghỉ không?
Khách sạn, nhà nghỉ cần phải có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu; thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam...
Những người từ đủ mười tám tuổi (tính theo ngày tròn) được suy đoán là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Những cá nhân này là những chủ thể có đầy đủ tư cách chủ thể và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự độc lập....
Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2024
Đợt tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Lịch khám nghĩa vụ quân sự...
Xem thêm