• Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1183 Lượt xem

Ý nghĩa của an sinh xã hội

Để quản lý mọi mặt đời sống đất nước, Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng hoạch định ra đường lối chiến lược và các chính sách, biện pháp để thực hiện đường lối ấy. Trong các chính sách đó, chính sách xã hội có vai trò, vị trí rất quan trọng. dân thực hiện quyền được hưởng an sinh xã hội. 

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của an sinh xã hội thì cần nắm được lịch sử của Luật an sinh xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:

Lịch sử Luật an sinh xã hội Việt Nam

1. Đôi nét về luật an sinh xã hội dưới thời Pháp thuộc và dưới chế độ Việt Nam cộng hoà 

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, quyền dân tộc cũng như các quyền dân sinh, dân chủ của người dân Việt Nam không được ghi nhận. Để yên dân, một số nhà tế bần, trại nuôi trẻ mồ côi được lập nên những chỉ trong một phạm vi rất hạn hẹp. Vào những năm 30 của thế kỷ trước, chính quyền thực dân đã áp dụng một số chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, như ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công chức và quân nhân Việt Nam làm việc trong bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang của Pháp. Tuy nhiên, số lượng các đối tượng được hưởng trợ cấp rất ít ỏi, chỉ khoảng chừng hơn 1000 người. Trong việc áp dụng lại có sự kỳ thị, phân biệt đối với người bản xứ, chẳng hạn như ở việc bồi thường tai nạn lao động đã phân ra làm hai chế độ: một áp dụng cho người Âu theo Sắc lệnh ngày 19/9/1934 và một áp dụng cho công nhân và thuốc viên người Việt theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 31/11/1944. Theo đó, chế độ áp dụng cho người Âu bao giờ cũng ở mức cao hơn nhiều so với người Việt. ( Dưới chế độ Việt Nam cộng hoà ở miền Nam trước đây, một mức độ nhất định hệ thống pháp luật về an ninh xã hội đã được quy định, Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà năm 1967. tại Điều 18 ghi: “Quốc gia nỗ lực thiết lập chế độ an ninh xã lội”.

 Có 6 trường hợp pháp luật quy định có thể hưởng chế độ về an ninh xã hội: sinh con, bệnh hoạn, tai nạn lao động. phụ cấp gia đình, hưu bổng và mệnh một (chết). Tuy nhiên, các chế độ này không được áp dụng rộng rãi. Phần lớn các chế độ là thuộc về bảo hiểm xã hội và chỉ quy định đối với giới làm công (công nhân và công chức). Ngoài ra, hạng người được thụ hưởng lại thay đổi tuỳ theo mỗi chế độ, thí dụ như chế độ “hưu bông văn giai” là một chế độ riêng chỉ áp dụng cho công chức, còn công nhân không được hưởng. Hơn thế, những quyền lợi quy định lại không đồng đều, thí dụ như công chức được ưu đãi hơn công nhân các xí nghiệp tư về phụ cấp gia đình, về thời gian nghỉ thai sản có lương. Các trường hợp trợ cấp thất nghiệp không được pháp luật quy định. Luật lao động chỉ dành cho người công nhân bị giãn việc được quyền đòi trả một khoản trợ cấp thôi việc. 

2. Luật an sinh xã hội Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay 

2.1. Giai đoạn từ tháng 8/1945 đến năm 1960 

Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chính phủ đã quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội. Để khắc phục nạn đói, ngày 28/11/1945 Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 67 thành lập Uỷ ban tối cao tiếp tế và cứu tế, tại Điều 1 đã quy định “Ủy ban gồm có các ông Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế, Bộ Cứu tế, Bộ Canh nông”. Đây là văn bản đầu tiên có giá trị pháp lý cao về cứu trợ xã hội. Đặc biệt, Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tại Điều 14 đã ghi nhận: “Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. 

Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên đối với một số đối tượng người dân như cấp ruộng đất, giảm miễn thuế nông nghiệp, miễn nghĩa vụ dân công… Trong một loạt các sắc lệnh do Chính phủ ban hành để kịp thời quản lý mọi mặt đời sống xã hội trong hoàn cảnh chiến tranh, có không ít các sắc lệnh chứa đựng các quy phạm thuộc về an sinh xã hội. Ngày 16/02/1947, Sắc lệnh số 20/SL đã được ban hành (sau đó được bổ sung bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948) quy định tiêu chuẩn xác nhận thương binh, tử sỹ, các chế độ đối với thương binh, gia đình liệt sỹ. Có thể coi đây là văn bản pháp luật ưu đãi người có công đầu tiên của Nhà nước ta. Ngày 12/3/1947, ban hành Sắc lệnh số 29/SL quy định những sự giao dịch về việc làm công giữa các chủ tư nhân Việt Nam hay người ngoại quốc và các công nhân Việt Nam làm việc tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điểm và các nhà làm nghề tự do, trong đó có quy định chế độ thai sản, ốm đau cho công nhân. Vào giữa năm 1950, Chính phủ đã ban hành 2 sắc lệnh: Sắc lệnh số 76/SL (20/5/1950) quy định “Chế độ công chức” và Sắc lệnh số 77/SL (22/5/1950) quy định “Chế độ công nhân”, trong đó có các chế độ hưu trí, tử tuất cho công nhân, viên chức nhà nước. Ngày 19/7/1947 Chính phủ thành lập Bộ thương binh cựu binh, lấy ngày 27/7 là ngày thương binh, liệt sỹ. Ngày 16/12/1952, Sắc lệnh quy định các danh hiệu “Bảng vàng gia đình danh dự” và “Bảng gia đình vẻ vang” để thưởng cho các gia đình chiến sỹ có công đã được ban hành… 

Như vậy, pháp luật về an sinh xã hội trong giai đoạn này chủ yếu được chứa đựng dưới hình thức sắc lệnh, nghị định do Chính phủ hoặc các bộ (cơ quan hành pháp) ban hành. Nhìn chung, số những văn bản chỉ dành riêng cho an sinh xã hội là không nhiều. Các quy phạm về an sinh xã hội nằm rải rác trong nhiều văn bản và thường là đi kèm với các quy phạm luật lao động. Hơn nữa, do hoàn cảnh chiến tranh, do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên các chế độ an sinh xã hội chưa thể quy định một cách toàn diện và đầy đủ. Chẳng những đối tượng áp dụng còn hạn hẹp mà các mức trợ cấp cũng còn thấp và chủ yếu được thực hiện bằng hiện vật (gao). Dù còn nhiều điểm hạn chế, các quy phạm về bảo hiểm xã hội, cứu trợ, ưu đãi đã bước đầu manh nha lên một chế định pháp luật về an sinh xã hội. Pháp luật về an sinh xã hội đã tỏ rõ được tính ưu việt của chế độ mới, góp phần ổn định lòng dân, ổn định hậu phương, củng cố chính quyền cách mạng, động viên được sức người, sức của vào công cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp, giành thắng lợi. 

2.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1994 

Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận tại Điều 32: “Người lao động có quyền được giúp đỡ vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó”. Như vậy, được giúp đỡ vật chất khi gặp rủi ro đã là quyền hiện định. Tuy nhiên, đối tượng hưởng quyền mới chỉ áp dụng bó hẹp trong phạm vi “người lao động” và cũng chỉ chủ yếu bao gồm các chế độ bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, ngày 27/12/1961 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218/CP, kèm theo là Điều lệ tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức nhà nước. Theo đó, 6 chế độ trợ cấp bảo hiểm đã được áp dụng: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Việc quản lý bảo hiểm xã hội được giao cho Bộ Lao động (đối với 3 chế độ dài hạn) và Tổng công đoàn Việt Nam (đối với 3 chế độ ngắn hạn). Tuy chỉ là “tạm thời” nhưng bản Điều lệ này được coi là văn bản gốc về bảo hiểm xã hội trong suốt một thời kỳ dài. 

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chính sách đối với người có công được mở rộng đối với mọi đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc tham gia phục vụ chiến đấu mà | hy sinh hoặc bị thương tật. Đáng chú ý nhất là Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964, ban hành kèm theo bản Điều lệ tạm thời chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, thanh niên xung phong, dân quân, du kích, tự vệ. Ngoài ra, có thể kể đến Chỉ thị số 71/TTg ngày 21/6/1965 đối với thanh nhiên xung phong, Nghị định số 77/CP ngày 26/4/1966 về chính sách đối với dân công thời chiến… Để hạn chế phần nào những khó khăn cho người dân, nhất là những người có hoàn cảnh đặc biệt, Chính phủ đã ra Thông tư số 157/CP (tháng 8/1965) về cứu trợ đột xuất; Thông tư số 202 (ngày 26/11/1966) về cứu trợ xã hội, trong đó quy định về chế độ đối với người già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người tàn tật… 

Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, nhiều văn bản về xác nhận thương binh, liệt sỹ, tìm và cất bốc, quy tập mô mả, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, về chính sách đối với người và gia đình có công với cách mạng… đã được ban hành như: Quyết định số 60/CP ngày 05/4/1976 của Chính phủ về việc bổ sung một số điểm về chính sách đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, Thông tư số 10/TBXH ngày 16/7/1976 về việc sử dụng kinh phí cất bốc và quy tập mộ liệt sỹ… 

– Vào tháng 12 năm 1980, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp mới. Tại Điều 59, cùng với việc khẳng định quyền được hưởng bảo hiểm xã hội của công nhân viên chức, là việc quy định Nhà nước mở rộng dân sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân để người lao động nói chung được hưởng quyền lợi đó, kể cả xã viên các hợp tác xã. Đặc biệt, tại Điều 74 đã quy định về ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội: “Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối tỦhướing binh và gia đình liệt s, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sống ổn định. Những người và những gia đình có công với cách mạng được khen thưởng và chăm sóc. Người già và người tàn tật không nơi nương tựa được Nhà nước xã hội giúp đỡ. Trẻ mồ côi được Nhà nước và xã hội nuôi day”. 

Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với quá trình phát triển của điều kiện kinh tế, chính trị, một số vấn về xã hội cũng được nhận thức lại và hoàn thiện dần. Pháp luật về an sinh xã hội, do vậy, cũng có nhiều sự biến đổi. Ngày 18/9/1985 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 236/HĐBT về bổ sung và sửa đổi một số chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, trong đó có bổ sung sửa đổi chế độ ưu đãi đối với người có công, quy định lại chế độ cứu trợ thường xuyên và chế độ nuôi dưỡng các đối tượng xã hội ở cơ sở tập trung. Ngày 30/6/1989, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. 

Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992 đã quy định ở một tầm cao mới những quyền thuộc về an sinh xã hội của công dân, như về chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội (Điều 56), về chế độ bảo vệ sức khoẻ (Điều 61), chế độ ưu đãi xã hội, cứu tế xã hội (Điều 67)… Trên cơ sở Hiến pháp mới, nhiều văn bản trong lĩnh vực an sinh xã hội được ban hành: Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ về bảo hiểm y tế; Quyết định số 15/TTg ngày 20/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương bệnh binh và người tàn tật; Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội… 

Nhìn chung, số lượng các văn bản về an sinh xã hội được ban hành trong giai đoạn này khá nhiều. Trên cơ sở đó, một hệ thống pháp luật an sinh xã hội về cơ bản đã hình thành. Điều này thể hiện trước nhất ở chỗ, việc ghi nhận quyền được hưởng các chế độ thuộc về an sinh xã hội ở các bản Hiến pháp ngày càng được mở rộng hơn, cả về chế độ hưởng và đối tượng hưởng. An sinh xã hội từ chỗ còn phân tán đã dần định hình thành một hệ thống, phân ra làm 3 bộ phận chính: bảo hiểm xã hội, ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội. Cách thức điều chỉnh an sinh xã hội của giai đoạn này thường là linh hoạt, phù hợp với thực tế, động viên được toàn dân, toàn quận hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu là kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, vì hình thành trong cơ chế hành chính bao cấp cũ, lại trải qua một thời gian dài có chiến tranh nên pháp luật an sinh xã hội thời kỳ này không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Phần lớn các văn bản là các nghị định, thông tự do cơ quan hành pháp ban hành nên hiệu lực pháp lý thấp. Vì văn bản được ban hành trong nhiều thời kỳ, lại thường được bổ sung sửa đổi, do đó các quy định không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc áp dụng. Đối tượng điều chỉnh chưa toàn diện, chủ yếu dành cho công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang. Nguồn trợ cấp phần lớn do ngân sách nhà nước bao cấp. Đây chẳng những là gánh nặng cho ngân sách mà còn tiềm ẩn nguy cơ không cân đối giữa thu và chi. 

2.3. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay 

Đây là giai đoạn luật an sinh xã hội được phát triển, hoàn thiện liên tục trong tất cả các yếu tố cấu thành của nó. 

Về bảo hiểm xã hội, một sự kiện đánh dấu sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm xã hội là việc Quốc hội thông qua Bộ luật lao động ngày 23/6/1994, trong đó, Chương “Bảo hiểm xã hội” đã luật hoá các quy định về bảo hiểm xã hội trước đó. Điều đáng lưu ý là bên cạnh bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ luật đã có quy định về loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện. được áp dụng với một số đối tượng. Để cụ thể hoá Bộ luật lao động, ngày 26/01/1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 12/CP ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức và người lao động, trong đó có quy định 5 chế độ trợ cấp mà người lao động được hưởng (bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động). Tiếp theo, ngày 15/7/1995 Chính phủ có Nghị định số 45/CP ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân và công an nhân dân. Với Chương “Bảo hiểm xã hội trong Bộ luật lao động và hai bản điều lệ bảo hiểm xã hội dành cho công nhân viên chức. người lao động và quân nhân trong lực lượng vũ trang, hệ thống pháp luật bảo hiểm đã được hoàn thiện một bước qua trọng. Ngày 02/4/2002, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 1994. Những quy định về bảo hiểm xã hội được sửa đổi theo hướng mở Tông đối tượng và loại hình bảo hiểm, bước đầu có quy định về bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật bảo hiểm xã hội đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội cả về nội dung và về hình thức pháp lý. Lần đầu tiên, các quy định về bảo hiểm xã hội được pháp điển thành văn bản luật. Trong đó, bên cạnh việc hoàn thiện 5 chế độ bảo hiểm đang thực hiện, chế độ bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp được quy định khá cụ thể, chứng tỏ hệ thống pháp luật bảo | hiểm xã hội nước ta đã đáp ứng yêu cầu cơ bản và góp phần phát triển nền kinh tế thị trường. 

Về ưu đãi xã hội, cũng trong năm 1994, ngày 29/8, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là người có công). Chế độ ưu đãi xã hội tiếp tục được hoàn thiện bằng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 (thay thế Pháp lệnh năm 1994), sửa đổi, bổ sung năm 2007 để quy định đầy đủ, hợp lý hơn các đối tượng hưởng ưu đãi, nâng mức ưu đãi cho phù hợp với sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. 

Về bảo hiểm y tế, ngày 13/8/1998, Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP. Nghị định này tiếp tục được thay thế bằng Nghị định số 63/2005/NĐ-CP để đổi mới từng bước, mở rộng đối tượng và quy định hợp lý hơn về tài chính… chuẩn bị điều kiện cho việc ban hành Luật bảo hiểm y tế ở giai đoạn tiếp theo. Trên cơ sở đó, ngày 14/11/2008 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật bảo hiểm y tế, quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công tác lập pháp và bước hoàn thiện, ổn định về các nội dung pháp lý cho công tác bảo hiểm y tế ở nước ta; đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng và khẳng định vị thế quan trọng của bảo hiểm y tế trong đời sống xã hội, từng bước hội nhập với hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hiểm y tế. 

– Về cứu trợ (trợ giúp) xã hội, ngày 9/3/2000, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP có quy định khá bao quát về chính sách cứu trợ xã hội. Năm 2007, chế định này được hoàn thiện bằng Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010. Những sự kiện pháp lý tiêu biểu này đã chứng tỏ các quy định về trợ giúp xã hội luôn được hoàn thiện, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội, xác định hợp lý hơn về đối tượng được trợ giúp, mức và nguồn trợ giúp… Các quy định này được đặt trong tổng thể hệ thống các quy định khác của Nhà nước như: Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Pháp lệnh người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Pháp lệnh phòng chống lụt bão… tạo nên hệ thống pháp luật xã hội ngày càng đồng bộ. 

Như vậy, có thể nói rằng việc thể chế hoá an sinh xã hội trong giai đoạn từ 1994 đến nay đã có một bước tiến lớn. Hầu như phần lớn các lĩnh vực thuộc an sinh xã hội đã được nâng lên ở cấp độ luật hoặc pháp lệnh, hiệu lực pháp lý cao. Điều này cho thấy pháp luật an sinh xã hội đã ở giai đoạn trưởng thành, chín muối để có thể tách ra thành một hệ thống riêng nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo đó, chế độ bảo hiểm xã hội được quy định mở rộng hơn về đối tượng và đầy đủ hơn về loại hình. Các chế độ ưu đãi xã hội, cứu trợ cũng ngày một đa dạng hơn về loại hình trợ giúp và phong phú hơn về nguồn trợ giúp. Hoạt động sự nghiệp bảo hiểm xã hội đã từng bước cân đối giữa thu và chi, giảm dần sự bao cấp của ngân sách nhà nước. Các chế độ trợ cấp khác cũng từng bước được xã hội hoá và mức trợ cấp được nâng dân lên. Tuy nhiên, trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, pháp luật an sinh xã hội, cũng như các pháp luật khác, còn phải tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện để tương ứng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực này.

Ý nghĩa của an sinh xã hội?

Luật an sinh xã hội, một trong những biện pháp thuộc chính sách xã hội của Nhà nước, một mặt chịu sự tác động tổng thể của các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử… Mặt khác, bằng cách thức đặc trưng của mình luật an sinh xã hội cũng tác động tích cực lại các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội. Nói cách khác, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật an sinh xã hội cũng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội… thể hiện trên một số mặt sau: 

– Luật an sinh xã hội là cơ sở pháp lý quan trọng để người kiện hưởng, cũng như mức hưởng. Việt Nam là một đất nước còn ở giai đoạn thấp của sự phát triển, lại phải gánh chịu liên tiếp nhiều cuộc chiến tranh trong quá khứ nên ngay một lúc không thể có hệ thống pháp luật về an sinh xã hội đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của người dân. Tuy nhiên, việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về an sinh xã hội với phương châm “tất cả vì con người, do con người” cùng với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế luôn luôn là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. 

– Luật an sinh xã hội là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chính sách xã hội và quản lý an sinh xã hội. 

Để quản lý mọi mặt đời sống đất nước, Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng hoạch định ra đường lối chiến lược và các chính sách, biện pháp để thực hiện đường lối ấy. Trong các chính sách đó, chính sách xã hội có vai trò, vị trí rất quan trọng. dân thực hiện quyền được hưởng an sinh xã hội. 

– Được hưởng an sinh xã hội là một trong những quyền của con người, như đã đề cập, được ghi nhận trong Tuyên ngôn quyền con người năm 1948 và một số các công ước khác. Tuy nhiên, nếu mỗi quốc gia không có hệ thống pháp luật an sinh xã hội đủ mạnh để đảm bảo cho các quyền đó thì quyền an sinh xã hội dù sao cũng chỉ là những “tuyên ngôn”, những công ước”. Bằng những điều ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của một quốc gia – được hưởng an sinh xã hội trở thành một quyền của mỗi công dân. Tuy vậy, chỉ khi một hệ thống luật pháp an sinh xã hội được thiết lập, trong đó quy định rõ ràng các nguyên tắc hưởng thụ, các chế độ trợ cấp, nguồn trợ cấp, giải quyết khiếu nại, tranh chấp… thì các quyền về an sinh của công dân mới có cơ sở pháp lý bảo đảm vững chắc. 

Tuy nhiên, quyền người dân được hưởng an sinh không phải là như nhau đối với mọi quốc gia. Vấn đề còn phụ thuộc vào chính sách của mỗi Nhà nước, cũng như vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội của nước đó. Điều này giải thích rằng vì sao cùng là chế độ an sinh xã hội mà ở mỗi quốc gia sự thụ hướng lại không giống nhau cả về trường hợp hưởng. điều Để các chính sách xã hội đi vào đời sống, Nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp tác động khác nhau, trong đó có các biện pháp pháp luật. Dưới hình thức luật hoá” (hay thể chế hoá), Nhà nước biển các chủ thể tham gia vào các quan hệ an sinh xã hội trở thành những “người” mang quyền và gánh vác những nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Cùng với nó, Nhà nước còn quy định cơ chế bảo đảm cho các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm được thực hiện. Như vậy, rõ ràng là pháp luật an sinh xã hội là công cụ đắc lực để Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội của mình, bên cạnh các công cụ. phương tiện khác. 

Để quản lý lĩnh vực an sinh xã hội, Nhà nước cũng không phải chỉ định ra một mà là một hệ thống các văn bản, hợp thành một khung pháp luật về an sinh xã hội. Khung pháp luật này không thể là ý chí chủ quan của nhà làm luật mà nó phải phản ánh được điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cũng như tâm lý, truyền thống dân tộc. Khung pháp luật an sinh xã hội cũng không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cùng với sự hoàn thiện chính sách xã hội năm trong đường lối, chiến lược chung phát triển đất nước. Cùng với khung pháp luật, một hệ thống các cơ quan nhà nước (có kết hợp với các tổ chức xã hội tương ứng) được thành lập để tổ chức thực hiện các hoạt động an sinh xã hội. Với cơ chế phù hợp, thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng, Nhà nước còn thực hiện sự kiểm tra, giám sát và xử lý những hành vi vi phạm trong việc thực hiện pháp luật an sinh xã hội. Nói cách khác, bằng pháp luật an sinh xã hội, Nhà nước thực hiện việc điều tiết các vấn đề xã hội theo đúng định hướng chiến lược, phù hợp với điều kiện kinh tế – chính trị của đất nước, có tính đến pháp luật và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. 

– Luật an sinh xã hội góp phần phát triển xã hội ổn định bền vững, thúc đẩy sự công bằng và tiến bộ xã hội. Xã hội là một cộng đồng người đông đảo và phức tạp, bao gồm nhiều giai cấp, giai tầng khác nhau. Ở đó, các khả năng và nhu cầu của từng thành viên cũng không như nhau: có người giàu và kẻ nghèo, có người may mắn và kẻ bất hạnh. Đối với một cá nhân cũng vậy. lúc thì khoẻ mạnh, lúc khác lại ốm đau. Tôi ai cũng già yếu, bệnh tật và… chết. Một xã hội muốn phát triển bền vững phải là một xã hội dung hoà được các lợi ích, hợp lòng dân, luôn “lấy dân làm gốc”, tránh để cho sự phân cực của xã hội có khoảng cách quá lớn, dẫn đến mất ổn định. Pháp luật an sinh xã hội, như chính tên gọi của nó, tạo nên sự dung hoà về lợi ích giữa các thành viên, không phân biệt giới tính, tôn giáo, chủng tộc, địa vị xã hội. Cũng thông qua việc điều tiết điều kiện sống mà pháp luật an sinh xã hội góp phần vào việc bảo đảm sự công bằng và ổn định xã hội. Việc điều tiết này tựu trung lại bằng các cách: lấy thu nhập của người lao động lúc đang làm việc bù vào lúc phải nghỉ việc (tạm thời hay lâu dài) và lấy thu nhập của những người có thu nhập cao san sẻ cho người không có thu nhập hoặc thu nhập không đủ sống do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bằng việc điều tiết như vậy, pháp luật về an sinh góp phần vào việc bình ổn xã hội, tạo điều kiện cho việc phát triển đất nước trong thế ổn định và bền vững. 

– Luật an sinh xã hội là ngành luật có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Mọi ngành luật đều có hoặc ít hoặc nhiều tính nhân văn nhưng với luật an sinh xã hội thì tính nhân văn, nhân đạo biểu hiện rõ nét hơn cả. Nếu nói một cách hình ảnh thì luật hình sự nghiêng về sự trừng phạt, luật hành chính là của công chức nhà nước, luật kinh doanh là của các nhà sản xuất, luật lao động là của người làm công ăn lương… còn luật an sinh xã hội là luật của những người có vị thế yếu, ít cơ may trong xã hội. Hơn ai hết, những người này cần sự trợ giúp của cộng đồng cả về vật chất và tinh thần. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường, nơi mà sự cạnh tranh vì lợi nhuận mang tính chất sóng còn thì những người thuộc nhóm yếu thế càng ít có cơ hội cho sự mưu sinh và phát triển. Luật an sinh xã hội với mục đích vì con người, trước hết là những người không còn khả năng lao động hoặc không có khả năng lao động để kiếm sống, rõ ràng là một ngành luật có tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Cũng thông qua chế độ ưu đãi những người có công, pháp luật an sinh xã hội còn đề cao đạo lý truyền thống của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có thể nói rằng nhân loại càng phát triển, xã hội càng văn minh, tiến bộ thì vấn đề an sinh xã hội nói chung và luật an sinh xã hội nói riêng càng có vị trí, vai trò quan trọng. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi