Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính là?
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 459 Lượt xem

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính là?

Biện pháp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm. Hành vi tái phạm, có tính hệ thống cũng được coi là tình tiết tăng nặng trong việc xử lý hành chính, đồng thời là căn cứ pháp lý để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp luôn được pháp luật xử lý theo đúng mức độ vi phạm của từng hành vi. Vậy Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính là? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

>>>>> Tham khảo bài viết: Thủ tục Đăng ký sở hữu trí tuệ

Biện pháp hành chính bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp hành chính được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong các trường hợp người có hành vi trái pháp luật có lỗi cố ý hoặc vô ý, nhưng hành vi xâm phạm chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính là Biện pháp hành chính áp dụng các chế thi hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về hình thức, mức phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Các căn cứ áp dụng xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

– Hình thức phạt chính: Phạt tiền, phạt cảnh cáo.

–  Phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, hàng hóa giả mạo;

+ Tịch thu Bằng bảo hộ, các giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, bị | tẩy xóa, bị giả mạo;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép;

+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ.

– Các biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng với mục đích phi thương mại;

+ Buộc đưa ra khỏi Việt Nam hàng hóa quá cảnh vi phạm quyền sở hữu công nghiệp;

+ Buộc tái xuất hàng hóa xâm phạm quyền, hàng giả, phương tiện, nguyên vật liệu sản xuất, hàng giả;

+ Buộc cải chính, thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán…

Áp dụng biện pháp hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ mang tính cưỡng chế, thể hiện quyền lực của nhà nước có tính chất trừng phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nguyên tắc xử lý hành chính là xử lý một lần. Nếu một hành vi xâm phạm thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính giải quyết, thì chỉ một cơ quan trong số các cơ quan cùng có thẩm quyền giải quyết. Từng hành vi xâm phạm được xử lý.

Biện pháp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm. Hành vi tái phạm, có tính hệ thống cũng được coi là tình tiết tăng nặng trong việc xử lý hành chính, đồng thời là căn cứ pháp lý để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thẩm quyền xử lý hành chính trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ

Các cơ quan Nhà nước có quyền xử lý hành chính trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ:

1) Cơ quan Thanh tra Khoa học và công nghệ có quyền xử lý hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khai thác, lưu thông (Trừ hành vi xuất khẩu, nhập khẩu);

2) Cơ quan quản lý thị trường có quyền xử lý các hàn vi vi phạm sở hữu công nghiệp trong lưu thông hàng hóa và kinh doanh thương mại;

3) Cơ quan hải quan có quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

4) Cơ quan công an có quyền xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ của hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, cung cấp thông tin thu thập được cho cơ quan xử lý vi phạm.

Các cơ quan là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trên phạm vi địa bàn mình quản lý, được áp dụng mức phạt, hình thức phạt và biện pháp xử lý.

5) Biện pháp chế tài hành chính được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan

Biện pháp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Nghị định số 47/2009/NĐ CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan.

6) Theo quy định tại Nghị định số: 114/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về phạt vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực cây trồng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi