Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xử lý tranh chấp khi chia tài sản chung như thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2127 Lượt xem

Xử lý tranh chấp khi chia tài sản chung như thế nào?

Tôi và một người bạn góp tiền mua một chiếc ô tô vận tải để làm ăn, tôi có lấy từ tài sản đó 150 triệu để làm ăn tiếp. Đến lúc chia tài sản là chiếc ô tô thì anh ta bảo tôi không có quyền sở hữu vì tôi đã rút tiền ra, như thế là đúng hay sai? tôi phải làm thế nào?

 

Câu hỏi:

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi, tôi và một người quen là một anh tên Bách có chung tiền mua một chiếc xe ô tô vận tải để làm ăn, chiếc ô tô đó trị giá 500 triệu đồng, tôi góp 200 triệu, anh Bách góp 300 triệu. Sau một thời gian cùng chung vốn và cùng lái xe, tôi có ý định mua một chiếc xe mới nên đã vay từ tiền của xe làm chung là 150 triệu. Trong 2 năm hai nhà không cùng góp chung tiền để làm ăn nữa, mỗi người chạy mỗi xe. Sau 2 năm Tôi muốn hai nhà cùng ngồi lại tính toán và chia lại tiền giải quyết cái xe chung kia. Nhưng bên gia đình anh kia nói xe kia thuộc quyền sở hữu của nhà anh kia, và số tiền tôi đã rút 150 triệu chính là phần của tôi ở chiếc xe đó. Anh ta nói vậy có đúng không? tôi phải làm thế nào khi muốn lấy lại tiền? Tôi cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực Tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Xử lý tranh chấp khi chia tài sản chung như thế nào?

Xử lý tranh chấp khi chia tài sản chung như thế nào?

Như những gì bạn đã trình bày, chúng tôi xác định hai bạn đã xác lập sở hữu chung đối với chiếc xe ô tô vận tải, đây là một giao dịch dân sự, mà giao dịch dân sự thì luôn tuân theo sự thỏa thuận của các bên. Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định về hình thức sở hữu chung, cũng như việc định đoạt tài sản chung đó như sau:

Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Trường hợp của bạn, do chiếc ô tô là một tài sản không thể phân chia, cho nên hình thức sở hữu chính là Sở hữu chung hợp nhất, cụ thể như sau:

Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất

1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung

Như vậy, hình thức sở hữu của bạn và Anh Bách đối với chiếc xe ô tô là sở hữu chung, trong đó bạn góp 200 triệu, anh Bách góp 300 triệu. Như bạn đã trình bày thì bạn có lấy 150 triệu từ tài sản của chiếc xe đó để kinh doanh và anh Bách cũng đã đồng ý, 150 triệu đó có thể là tài sản lợi nhuận mà chiếc ô tô đem lại, trong đó cũng có phần của bạn. Tuy nhiên khi phân chia thì anh Bách đã không chịu trả lại tài sản cho bạn, nghĩa là mặc định bạn lấy 150 triệu là số tiền của bạn trong phần chiếc xe ô tô nên bây giờ bạn không còn được sở hữu chiếc xe đó, cũng như bạn không được trả thêm tiền, việc anh Bách làm như vậy là sai, do Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định về việc định đoạt tài sản chung như sau:

Điều 218. Định đoạt tài sản chung

“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này”.

Như vậy, việc định đoạt tài sản là chiếc ô tô này sẽ được tuân theo thỏa thuận của các bên sở hữu, trong trường hợp của bạn, bạn và anh Bách đã ngồi lại bàn về việc phân chia tài sản với chiếc ô tô, tuy nhiên,đã không thống nhất được do anh Bách nói là chiếc xe đã thuộc sở hữu của anh ta bởi bạn đã rút đi 150 triệu. Cần phải khẳng định lại số tiền 150 triệu này chỉ là số tiền mà bạn vay từ chiếc xe, không phải là việc bạn đã từ bỏ quyền sở hữu của mình để lấy 150 triệu, mà giá trị thực bạn góp vào là 200 triệu đồng. Bạn và người làm ăn cùng nên thỏa thuận lại với nhau,có hai phương án như sau:

Một là hai người sẽ thỏa thuận lại, thống nhất một người sẽ mua lại tài sản này, còn người kia sẽ thực hiện quyền bán phần tài sản của mình cho người còn lại để người còn lại sẽ xác lập tài sản chung. Hoặc hai bạn có thể bán cho một người khác và nhận lại số tiền mình đã góp, phần dư ra được tính trên số phần trăm số tiền ban đầu hai bạn đã góp, ai góp nhiều hơn thì sẽ được phần nhiều hơn.

Hai là nếu không thể thỏa thuận và thống nhất được, bạn nên khởi kiện đến Tòa án, bởi anh này đã chiếm hữu tài sản của bạn mà chưa được sự đồng ý của bạn, bởi phần sở hữu của bạn trong tài sản chung vẫn còn, bạn mới chỉ rút 150 triệu đồng, mà số tiền bạn góp vào chiếc ô tô ban đầu là 200 triệu đồng. Mà ban đầu bạn cũng chưa có thỏa thuận đó là bạn rút 150 triệu đồng đó là phần của bạn đã góp vào tài sản mà chỉ nói là vay từ tài sản chung, do đó, người còn lại không được xác lập quyền sở hữu riêng đối với chiếc xe khi mà chưa có sự đồng ý của bạn. Nếu không thể thỏa thuận để thống nhất phương án chung thì bạn cần khởi kiện lên Tòa án dân sự để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi