Xử lý tài sản gắn liền với đất khi không đăng ký giao dịch bảo đảm
Tôi đã ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất với ngân hàng, có công chứng. Xin hỏi luật sư nếu không đăng ký giao dịch bảo đảm với tài sản gắn liền trên đất thì khi tôi không thanh toán được khoản nợ, Ngân hàng có xử lý được tài sản gắn liền trên đất của tôi không?
Câu hỏi:
Tôi tên là Nguyễn Trường Trân. Để có thể vay tiền để đầu tư vào công ty của một người bạn, tôi đã ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất với ngân hàng, có công chứng. Tuy nhiên khi đến Văn phòng Đăng ký để Đăng ký giao dịch bảo đảm, cán bộ ở đó từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản gắn liền trên đất và chỉ đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất. Tôi đã hỏi họ lý do nhưng tôi vẫn hơi băn khoăn về vấn đề này. Xin hỏi luật sư nếu không đăng ký giao dịch bảo đảm với tài sản gắn liền trên đất thì khi tôi không thanh toán được khoản nợ, Ngân hàng có xử lý được tài sản gắn liền trên đất của tôi không?
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm:
“– Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:
+ Các bên có thoả thuận khác;
+ Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố;
+ Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;
+ Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định.“
Như vậy, việc thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Thứ hai: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP nêu trên:
“Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu. “
* Khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP :
“– Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:
+ Thế chấp quyền sử dụng đất;
+ Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
+ Thế chấp tàu bay, tàu biển;
+ Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
+ Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.“
Như vậy, việc thế chấp tài sản gắn liền với đất được đăng ký theo yêu cầu của các bên. Do đó, ngay cả khi tài sản gắn liền với đất của bạn chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc thế chấp tài sản gắn liền với đất đã có hiệu lực giữa các bên theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã được công chứng chứng nhận.
Vậy, khi xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản gắn liền với đất sẽ được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất của bạn để trả nợ cho Ngân hàng.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?
Bản chất của hợp đồng vay vốn ngân hàng là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên cho vay trong hợp đồng là ngân...

Người chết có được xóa nợ ngân hàng không?
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận...

Mẹ vay tiền con có phải trả không?
Theo Điều 463 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy...

Quy trình bầu ban quản trị nhà chung cư?
Ban quản trị nhà chung cư là đại diện của các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này quản lý, sử dụng nhà chung...

Ban quản trị chung cư có tư cách pháp nhân không?
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung...
Xem thêm