Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Vụ việc tranh chấp lao động thì tòa nào có thẩm quyền giải quyết?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3308 Lượt xem

Vụ việc tranh chấp lao động thì tòa nào có thẩm quyền giải quyết?

Tôi khởi kiện quyết định sa thải trái pháp luật của một công ty có 100% vốn nước ngoài (Hàn Quốc). Tuy nhiên TAND tỉnh Nam Định không giải quyết mà chuyển vụ việc về TAND huyện. Việc chuyển này của Tòa là đúng hay sai?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Mạnh Hùng, ở Nam Định, tôi có một vấn đề mong được giải đáp như sau:

Tôi đã nộp đơn khởi kiện một công ty vì đã sa thải tôi trái pháp luật lên Tòa án nhân dân Tỉnh Nam Định vào ngày 03/10/2016. Sau 02 lần thẩm phán yêu cầu bổ sung thêm chứng cứ, tài liệu tôi đều bổ sung đủ (thậm chí cả yêu cầu xác định người đại diện theo pháp luật của công ty đó hiện giờ không còn ở Việt Nam). Vậy mà đến ngày 15/11/2016 thẩm phán vẫn gọi điện cho tôi nói rằng vụ việc của tôi không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Tỉnh và sẽ chuyển về Tòa án nhân dân huyện. 

Vậy xin hỏi luật sư việc chuyển đó của Tòa án nhân dân Tỉnh có đúng hay không? Nếu tôi muốn Tòa án nhân dân Tỉnh trực tiếp xử (Vì công ty đó có quan hệ rất tốt với Tòa án nhân dân Huyện, điều này tôi biết nhưng không thể chứng minh được) thì có được không? Nếu được thì tôi phải làm gì?

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Để xem xét việc TAND tỉnh Nam Định chuyển vụ việc khởi kiện của bạn về Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết là đúng pháp luật hay không, trước tiên phải xem xét thẩm quyền giải quyết vụ án của TAND cấp huyện.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

Như vậy, từ hai quy định trên có thể thấy rằng Tòa án nhân dân cấp huyện hoàn toàn có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về sa thải trong lĩnh vực lao động giữa bạn và công ty kia.

Đồng thời, tại Điểm a, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Như vậy, từ những căn cứ pháp lý nêu trên có thể thấy rằng, việc TAND tỉnh Nam Định không thụ lý yêu cầu giải quyết tranh chấp về lao động, cụ thể là việc sa thải giữa bạn và công ty là đúng pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp của bạn ở đây phải là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi trụ sở của công ty kia

Vụ việc tranh chấp lao động thì tòa nào có thẩm quyền giải quyết?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Do vậy, trong trường hợp này, bạn sẽ không được quyền yêu cầu TAND cấp tỉnh giải quyết vụ việc mà phải đợi quyết định giải quyết của TAND cấp huyện. Tuy nhiên, nếu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định bản án sơ thẩm và bạn thấy điều đó là không đúng với quy định của pháp luật và quyền lợi của bạn bị xâm phạm thì bạn có quyền kháng cáoyêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử phúc thẩm, căn cứ theo quy định tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Đơn kháng cáo bạn chuẩn bị cần có những nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;

– Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

– Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi