Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Có phải mọi tranh chấp lao động đều thông qua thủ tục hòa giải?
  • Thứ tư, 20/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3660 Lượt xem

Có phải mọi tranh chấp lao động đều thông qua thủ tục hòa giải?

Tôi làm giúp việc trong gia đình, có tranh chấp với người sử dụng lao động. Họ muốn tôi hòa giải nhưng tôi không đồng ý. Pháp luật có quy định mọi tranh chấp lao động phải thông qua thủ tục hòa giải không.

 

Câu hỏi:

Tôi làm giúp việc cho một gia đình cũng khá lâu nhưng vừa qua chúng tôi có mâu thuẫn, bất đồng với nhau. Tôi không muốn làm cho gia đình đó nữa vì mức lương của họ trả cho tôi quá rẻ so với những gia đình khác mà công việc lại nhiều và họ còn có lời nói xúc phạm tôi. Tôi yêu cầu tăng lương nhưng họ không đồng ý, tranh chấp giữa chúng tôi không giải quyết ổn thỏa được nên tôi muốn nghỉ làm và yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên sau đó họ cứ yêu cầu tôi phải hòa giải không được làm đơn ra Tòa. Tôi xin hỏi có phải tranh chấp lao động đều phải hòa giải hay không? 

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

Có phải mọi tranh chấp lao động đều thông qua thủ tục hòa giải?

Tranh chấp lao động

Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình thường theo đúng những thỏa thuận. Giữa họ có thể sẽ xuất hiện những bất đồng về quyền và lợi ích trong lao động. Có những bất đồng được các bên thỏa thuận và giải quyết được song cũng có thể có những bất đồng mà sự thương lượng của hai bên không thể giải quyết được.

–  Theo Khoản 7 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2012 : ” Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.” 

Để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn và tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động, pháp luật đã quy định cụ thể về nguyên tắc cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Bởi tranh chấp lao động là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và rất lớn đến bản thân và gia đình người lao động, thậm chí còn có thể tác động đến an ninh và trật tự công cộng cũng như đời sống kinh tế chính trị toàn xã hội.

–  Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động, Khoản 2 Điều 194 Bộ Luật Lao động 2012 quy định:

“2. Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.”

Như vậy, pháp luật lao động đã quy định thực hiện hòa giải là nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Hòa giải luôn là con đường hữu hiệu để giải quyết tranh chấp của các chủ thể. Thông qua hòa giải, người sử dụng lao động và người lao động có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng một cách nhanh chóng, đạt được lợi ích của mình mà không ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bên. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất nghiêm trọng của một số trường hợp tranh chấp như vấn đề xử lý kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở  nước ngoài, khi mà hòa giải thường không giải quyết triệt để được vấn đề hoặc mang đến những bất lợi nhất định cho phía người lao động, pháp luật cũng quy định các trường hợp ngoại lệ là các tranh chấp không bắt buộc phải thông qua hòa giải.

–  Tại Khoản 1 Điều 201 Bộ Luật Lao động 2012 quy định trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau: 

” Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

Có phải mọi tranh chấp lao động đều thông qua thủ tục hòa giải?

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

Nói tóm lại, không phải mọi tranh chấp lao động đều phải thông qua thủ tục hòa giải. Những tranh chấp về xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại, trợ cấp chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải mà có thể làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết luôn.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi