Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8454 Lượt xem

Viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Em sinh năm 1994, bị viêm gan B và đang điều trị, có giấy xác nhận của bệnh viện tỉnh. Với tình trạng bệnh lý như này em có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, em là Nguyễn Minh Toàn, em có một vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn như sau:

Em sinh năm 1994, quê ở Bắc Giang. Tháng 11 vừa rồi em có đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự ở xã. Tuy nhiên trước đó em có bị viêm gan B và hiện vẫn đang điều trị. Em có đưa giấy xác nhận điều trị viêm gan B của bệnh viện tỉnh cho bác sỹ và các anh bên tuyển quân xem. Các anh bảo sẽ xem xét và báo cho em hôm đến khám tuyển nhưng nhiều khả năng em vẫn sẽ phải đi nghĩa vụ. Em rất sợ đi nghĩa vụ, bây giờ em không biết với tình trạng bệnh lý này thì mình có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Mong Luật sư giải đáp thắc mắc trên giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Nghĩa vụ quân sựmột trong những nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ phải trải qua nhiều bài học rèn luyện nghiêm khắc, vì vậy, để được tham gia nghĩa vụ quân sự công dân phải đảm bảo được điều kiện về độ tuổi, sức khỏe nhất định. Pháp luật nước ta có quy định rất cụ thể và rõ ràng về các điều kiện này.

Viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Trường hợp của bạn, bạn bị viêm gan B và hiện nay vẫn đang trong quá trình điều trị và bạn đang thắc mắc không biết với tình trạng bệnh lý của mình bạn có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trongthời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Như vậy, xét trường hợp của bạn, bạn bị bệnh viêm gan B, một loại bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao (có thể lây qua nhiều con đường khác nhau như đường hô hấp, đường tiêu hóa,…) có nguy cơ biến chứng nặng thành xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, trong sinh hoạt những bệnh nhân bị viêm gan B phải theo chế độ kiêng khem, vật dụng cách ly để tránh lây bệnh cho những người xung quanh. Do đó, với trường hợp này, bạn có thể được hoãn nghĩa vụ quân sự với lý do “Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe” (điểm a, khoản 1, điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015). 

Viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Đồng thời, theo quy định tại số thứ tự 85 Bệnh gan, mục 5 Các bệnh về tiêu hóa, Phụ lục 1 PHÂN LOẠI SỨC KHỎE THEO THỂ LỰC VÀ BỆNH TẬT (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế -Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự) quy định như sau:

85Bệnh gan:Điểm
 – Viêm gan cấp5T
 – Viêm gan cấp đã lành trên 12 tháng, sức khỏe hồi phục tốt3
 – Viêm gan cấp đã lành trên 12 tháng nhưng hồi phục chưa tốt, thử HBsAg (+)5
 – Người lành mang vi rút viêm gan B hoặc C3
 – Viêm gan mạn tính thể tồn tại4
 – Viêm gan mạn tính thể hoạt động6
 – Ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát6
 – Sán lá gan4T
 – Gan to chưa xác định được nguyên nhân5T
 – Hội chứng vàng da chưa rõ nguyên nhân5T
 – Xơ gan giai đoạn còn bù5
 – Xơ gan giai đoạn mất bù6
 – Đụng giập gan đã được điều trị bảo tồn, kết quả tốt3
 – Áp xe (abcès) gan đã điều trị ổn định4
 – Áp xe gan đã vỡ gây biến chứng tuy đã điều trị khỏi5
 – Sỏi trong gan4
 – Nang gan 
 + < 2 cm3
 + >2 cm4-5
 – U máu gan5
 – Ung thư gan6

(Trong đó:  Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt; 

                   Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt; 

                   Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá; 

                   Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình; 

                   Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém; 

                   Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém; 

                   Có chữ “T”: tạm thời)

Do đó, bạn có thể căn cứ vào quy định trên để xác định tình trạng bệnh của mình có đáp ứng được điều kiện bệnh lý để được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay chưa. Tuy nhiên, khi có giấy gọi đi khám sức khỏe bạn vẫn phải đi khám theo giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự, đồng thời cần cung cấp các hồ sơ, giấy tờ xác nhận bệnh tật do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp cho Hội đồng khám sức khỏe quân sự địa phương để được xem xét, kết luận.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi