Trang chủ Thông tin cần biết Danh sách Văn phòng công chứng Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Thứ sáu, 24/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 4298 Lượt xem

Danh sách Văn phòng công chứng Quận 3, Hồ Chí Minh

Thời điểm chưa có văn phòng công chứng, Hoạt động công chứng là hoạt động thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân các cấp). Tuy nhiên, sau này khi nhà nước cho phép văn phòng công chứng thì văn phòng công chứng sẽ có chức năng thay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động Công chứng cho nhân dân.

Sự tiến bộ của nền kinh tế kéo theo đó là nhu cầu của người dân về tất cả các hoạt động ngày càng tăng, từ nhu cầu về dịch vụ công đến dịch vụ tư nhân theo đó văn phòng công chứng Quận 3 cũng được rất nhiều người tìm kiếm.

Do vậy, hiện nay một số những cơ quan nhà nước được nhà nước cho phép tư nhân thay thẩm quyền của mình thực hiện những dịch vụ công phục vụ nhu cầu và lợi ích của nhân dân. Trong đó, văn phòng công chứng là một ví dụ điển hình về việc tư nhân được phép thay nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính công cho nhân dân. Hiện nay, văn phòng công chứng không còn quá xa lạ với người dân, nhất là tại các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư.

Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố tập trung đông dân, cũng là một trong những nơi tập trung nhiều văn phòng công chứng nhất cả nước.

Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về những công việc mà văn phòng công chứng và và liệt kê một số văn phòng công chứng tại quận 3 để bạn đọc có thể tham khảo.

Văn phòng công chứng là gì?

Văn phòng công chứng là một loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động khá đặc thù, theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Khái niệm về văn phòng công chứng theo quy định tại khoản 5, điều 2, Luật Công chứng 2014 thì: Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo quy định trên, có thể hiểu Văn phòng công chứng là một tổ chức (hay một doanh nghiệp) hành nghề công chứng, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Thời điểm chưa có văn phòng công chứng, Hoạt động công chứng là hoạt động thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân các cấp). Tuy nhiên, sau này khi nhà nước cho phép văn phòng công chứng thì văn phòng công chứng sẽ có chức năng thay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động Công chứng cho nhân dân.

Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… thì văn phòng công chứng trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến. Thay vì đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người dân có thể đến Văn phòng công chứng để thực hiện hoạt động công chứng. Tuy nhiên ở các địa phương khác, văn phòng công chứng chưa có nhiều nên người dân vẫn đến Ủy ban nhân dân gần nhất để công chứng khi cần thiết.

Quyền và nghĩa vụ của văn phòng công chứng nhà nước

Văn phòng công chứng nhà nước là một tổ chức thực hiện hoạt động công chứng và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của văn phòng công chứng.

Tại Điều 32, Luật Công chứng 2014 quy định về quyền của tổ chức hành nghề công chứng nói chung và Văn phòng công chứng nhà nước nói riêng như sau:

1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.

3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.

5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Về nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được Điều 32, Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.

5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

6. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.

7. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.

8. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.

9. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.

Danh sách Văn phòng công chứng quận 3

Chúng tôi xin liệt kê một số văn phòng công chứng Quận 3 để bạn đọc có thể tham khảo và dễ dàng tìm đến khi cần thiết:

Văn phòng công chứng Văn Thị Mỹ Đức

Địa chỉ:  47E Nguyễn Thông, Phường 09, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0315331157

Văn phòng công chứng Nguyễn Cảnh

Địa chỉ: Số 04 Trần Quang Diệu, phường 13, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Mã số Thuế: 0313759317

Văn phòng công chứng Phạm Xuân Thọ

Địa chỉ: 240 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 05, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Mã số Thuế: 0306197787

Văn phòng công chứng Châu Á

Địa chỉ: 44 Võ Văn Tần, phường 06, quận 03, thành phố Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0312112598

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về Văn phòng công chứng quận 3 thuộc mục văn phòng công chứng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 của Luật Hoàng Phi để được tư vấn trực tiếp.

>>>>>>> Tham khảo thêm: Văn phòng công chứng tại Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi