Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thành Lập Hộ Kinh Doanh Cá Thể Mới Nhất Năm 2024
  • Thứ năm, 25/01/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 17759 Lượt xem

Thành Lập Hộ Kinh Doanh Cá Thể Mới Nhất Năm 2024

Thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ phù hợp với loại hình kinh doanh vừa và nhỏ, quy mô không lớn và sử dụng dưới 10 lao động. Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội và một số tỉnh xung quang Hà Nội, Khách hàng có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh cá thể vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi

 thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh phù hợp với những ai có nhu cầu kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ sử dụng dưới 10 lao động và không có nhu cầu sử dụng hóa đơn VAT.

Ưu điểm của hộ kinh doanh là ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên việc thành lập và hoạt động đơn giản. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cũng có nhược điểm như chỉ được sử dụng tối đa là 10 lao động nên hạn chế quy mô của hộ kinh doanh, đồng thời hộ kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, ngành nghề kinh doanh không được đa dạng và không được sử dụng hóa đơn VAT.

Công ty Luật Hoàng Phi tư vấn và cung cấp gói dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thủ tục nhanh gọn. Để khách hàng tiện tham khảo, chúng tôi sẽ tư vấn về loại hình kinh doanh hộ cá thể và quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý quy định thành lập, hoạt động hộ kinh doanh cá thể

– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp.

– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tư số 23/2023/ TT-BKHĐT ngày 18 tháng 4 năm 2023 sửa đổi một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Quy định mới về thành lập hộ kinh doanh cá thể theo thông tư 02/2023

Thêm hình thức nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử từ ngày 01/07/2023

– Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT quy định: Người thành lập hộ kinh doanh cá thể có thể lựa chọn thêm hình thức nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử thay vì chỉ được nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp phép như đăng ký trước đây.

– Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT quy định khi nộp hồ sơ qua thông tin điện tử, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử, có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ bằng bản giấy và được chấp thuận khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức, nội dung và tính xác thực.

Thêm thời gian để sửa đổi hồ sơ qua mạng khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT cũng quy định về thời hạn sửa đổi hồ sơ qua mạng thông tin điện tử là 60 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn này, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh không được sửa đổi, bổ sung sẽ bị hủy theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh cá thể như sau:

Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.

Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của  mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật?

Đặc điểm của hộ kinh doanh được quy định chi tiết tại chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân;

– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;

– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;

– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động;

– Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.

– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.

– Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)

Ưu điểm, nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể có những ưu điểm sau đây:

– Hộ kinh doanh cá thể có lợi thế hơn hẳn so với doanh nghiệp về thủ tục góp vốn, hồ sơ đăng ký kinh doanh, nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thành lập đơn vị kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể chỉ phải bắt buộc kê khai các thông tin như sau: Tên chủ thể hộ kinh doanh, Địa chỉ kinh doanh, Ngành nghề đăng ký kinh doanh, Vốn kinh doanh và số lượng lao động.

Điều này này giúp cho hộ kinh doanh cá thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đối với việc thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh.

– Hộ kinh doanh có ưu thế hơn về việc sổ sách kế toán so với doanh nghiệp, cụ thể là hộ kinh doanh cá thể chỉ phải hoàn thành 2 loại sổ sách bắt buộc theo quy định của pháp luật, trong khi doanh nghiệp bắt buộc phải có 37 loại sổ thống kê kế toán.

– Theo quy định hiện thời của bộ pháp luật Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể không phải nộp các loại thuế sau: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế kinh doanh đối với cá nhân. Ngược lại, các doanh nghiệp bắt buộc phải nộp đủ thuế theo phương thức là thuế khoán. Vì vậy, hộ cá thể có thể tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.

Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh độc lập được pháp luật Việt Nam cho phép cá nhân hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, như bất kỳ hình thức kinh doanh nào, hộ kinh doanh cá thể cũng có những nhược điểm như sau:

– Trách nhiệm cá nhân: Chủ doanh nghiệp là cá nhân, do đó họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý và tài chính của doanh nghiệp. Nếu có rủi ro hoặc thua lỗ, cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm và đền bù cho các bên liên quan.

– Giới hạn về quy mô và phạm vi hoạt động: Hộ kinh doanh cá thể thường có quy mô nhỏ hơn so với các doanh nghiệp khác, và hoạt động hạn chế trong phạm vi địa lý nhất định.

– Hạn chế về vốn đầu tư: Vì chủ doanh nghiệp chỉ là cá nhân, nên hạn chế về nguồn vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp là rất lớn. Việc vay vốn từ ngân hàng hoặc các nhà đầu tư khác cũng có thể gặp khó khăn do việc bảo đảm và đánh giá rủi ro khó khăn hơn.

– Khó khăn trong việc thuê và quản lý nhân viên: Vì quy mô hoạt động nhỏ, nên việc thuê và quản lý nhân viên cũng có thể gặp khó khăn.

– Khó khăn trong việc cạnh tranh: Do quy mô kinh doanh nhỏ, nên hộ kinh doanh cá thể sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn khác trên thị trường.

Tóm lại, hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh phù hợp cho các hoạt động kinh doanh nhỏ và cá nhân. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế và nhược điểm nhất định.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Điều kiện người đứng đầu hộ kinh doanh?

Cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cần phải đáp ứng các điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều kiện tên gọi hộ kinh doanh?

– Hộ kinh doanh khi thành lập sẽ có tên gọi riêng, tên của hộ kinh doanh sẽ gồm hai yếu tố là loại hình hộ kinh doanh và tên hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể sử dụng thêm các chữ J, F, Z, W hay kèm theo các ký hiệu, chữ số.

– Tên của hộ kinh doanh không được sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Tên của hộ kinh doanh không được trùng với tên của các hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

– Hộ kinh doanh không được sử dụng những cụm từ như công ty, doanh nghiệp để đặt tên cho hộ kinh doanh.

– Đối với những hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động thì cần phải chọn một địa điểm cố định để tiến hành đăng ký hộ kinh doanh. Có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, có thể là nơi đăng ký tạm trú hay địa điểm mà thường xuyên tiến hành hoạt động kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm về thu mua giao dịch.

– Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài các địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng cần phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh

Điều kiện ngành nghề hộ kinh doanh hộ cá thể

Sau khi tổ chức, cá nhân đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật khi đã đáp ứng các điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể  thì khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng cần đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh như sau:

– Hộ kinh doanh cá thể khi đăng ký thành lập cần ghi tên ngành, nghề kinh doanh trên giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Hộ kinh doanh cá thể có quyền kinh doanh các ngành, nghề theo quy định của pháp luật.

– Hộ kinh doanh cá thể được quyền kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ khi có đủ điều kiện theo quy định nhưng phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện đó trong quá trình hoạt động.

– Nếu hộ kinh doanh cá thể kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ra thông báo yêu cầu tạm ngừng kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời sẽ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Điều kiện số lượng thành viên hộ kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành điều kiện về số lượng thành viên trong hộ kinh doanh được quy định như sau:

– Hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đó khi phát sinh các khoản nợ thì cá nhân hoặc các thành viên trong hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm trả các khoản nợ. Việc thanh toán các khoản nợ này không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh mà họ đang có, không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.

– Trường hợp hộ kinh doanh cá thể có sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Cần chuẩn bị gì khi thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Để thành lập hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu sau:

a) Tên hộ kinh doanh cá thể;

b) Ngành, nghề kinh doanh hộ cá thể

Lưu ý: Hộ kinh doanh chỉ được thực hiện 1 số ngành nghề nhất định và không được kinh doanh đa ngành nghề như doanh nghiệp

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

e) Hợp đồng thuê nhà/mượn làm trụ sở kinh doanh hộ cá thể kèm theo Giấy tờ nhà (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

Hướng dẫn soạn Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cụ thể như sau:

– Đơn (giấy đề nghị) đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu);

– Hợp đồng thuê địa điểm đăng ký hộ kinh doanh (bản sao);

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh: Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của thành viên hộ kinh doanh (bản sao chứng thực)

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Hợp đồng dịch vụ và hợp đồng ủy quyền cho cá nhân tiến hành thủ tục thành lập hộ kinh doanh;

thành lập hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

Thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho việc thành lập hộ kinh doanh

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể quý khách hàng có thể tham khảo và chuẩn bị đầy đủ theo nội dung công ty Luật Hoàng Phi đã tư vấn ở mục trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập tại cơ quan đăng ký

Quý khách hàng trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng UBND cấp quận/huyện nơi đăng ký trụ sở chính của hộ kinh doanh cá thể

Bước 3: Theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Chuyên viên theo dõi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu thuộc ngành nghề cần kiểm tra theo qui định), yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hợp lệ.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh từ cơ quan chức năng

Chuyên viên xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký chuyển lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để trả cho hộ kinh doanh.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh

Đại diện hộ kinh doanh sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký, đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và đi vào hoạt động kinh doanh.

thành lập hộ kinh doanh cá thể

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Công ty Luật Hoàng Phi

Gói dịch vụ thành lập hộ kinh doanh là một trong những gói dịch vụ mà các công ty tư vấn kinh doanh cung cấp để giúp cho khách hàng có thể thành lập và điều hành một hộ kinh doanh cá thể một cách thuận tiện và nhanh chóng

Trong nhiều năm qua, Công ty Luật Hoàng Phi là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội và các tỉnh/thành phố khác tại Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện tư vấn xin Giấy phép kinh doanh hộ cá thể, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:

Tư vấn ưu điểm và nhược điểm của loại hình kinh doanh hộ cá thể so với thành lập công ty để khách hàng tham khảo và lựa chọn

Tư vấn và hướng dẫn khách hàng về các thủ tục và quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể.

– Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc thành lập

– Soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ

– Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng và theo dõi hồ sơ thành lập

– Tư vấn khách hàng thủ tục liên quan đến việc đăng ký và kê khai thuế

– Các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, như tư vấn về chiến lược kinh doanh, thiết kế và phát triển thương hiệu, và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.

Việc sử dụng gói dịch vụ thành lập hộ kinh doanh sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc tự thực hiện quy trình đăng ký hộ kinh doanh. Ngoài ra, Công ty Luật Hoàng Phi giúp khách hàng nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh và tránh các rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động.

Hỏi đáp nhanh thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Ai có quyền thành lập hộ kinh doanh?

Quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể được pháp luật quy định cụ thể như sau:

+ Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hộ gia đình có hộ khẩu hợp pháp tại Việt Nam cử chủ hộ là người đứng đầu đăng ký hộ kinh doanh.

Lệ phí (chi phí) thành lập hộ kinh doanh cá thể

Lệ phí (chi phí) thành lập hộ kinh doanh cá thể được chia thành 02 loại như sau:

+ Lệ phí nhà nước thành lập hộ kinh doanh: 100.000 VND (một trăm nghìn đồng)

+ Phí tư vấn thành lập hộ kinh doanh (khoản phí trả cho đơn vị cung cấp gói tư vấn thành lập hộ kinh doanh): 1.500.000 VND (một triệu năm trăm nghìn đồng)

Đặt tên hộ kinh doanh cá thể như thế nào cho đúng?

Tên hộ kinh doanh được đặt theo nguyên tắc sau: Hộ kinh doanh + tên riêng của hộ kinh doanh muốn đăng ký.

Ví dụ: Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thành

Lưu ý khi đặt tên hộ kinh doanh như sau:

– Khi đặt tên hộ kinh doanh, tên hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

– Tên hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện và tên riêng của hộ kinh doanh không vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh cá thể là không quy định (không quy định vốn tối thiểu bao nhiêu). Điều này có nghĩa là chủ hộ kinh doanh có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể dựa trên khả năng tài chính, chi phí đầu tư ban đầu để hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, việc thiếu vốn đầu tư có thể ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp để phát triển, mở rộng quy mô hoạt động và đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Do đó, nếu chủ hộ kinh doanh muốn đầu tư và phát triển doanh nghiệp một cách nghiêm túc, nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định về mức vốn cần đầu tư.

Ngoài ra, chủ hộ kinh doanh cũng cần xác định các khoản chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng, chi phí tiền lương cho nhân viên, chi phí quản lý, chi phí vận hành, chi phí marketing, thuế và các chi phí khác để có một kế hoạch tài chính phù hợp.

Một người có thể thành lập nhiều hộ kinh doanh được không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký hoạt động hộ kinh doanh, một người chỉ có thể thành lập 1 hộ kinh doanh cá thể.

Không có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ đăng ký thành lập hộ kinh doanh có thể thành được không?

Khi nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh, pháp luật không yêu cầu chủ hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi đăng ký hộ kinh doanh (chủ hộ có thể không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh/thành phố đăng ký hộ kinh doanh) vẫn có thể đăng ký được.

Tuy nhiên, trường hợp này chủ hộ phải chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ đăng ký hộ cá thể qua hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà…vv.

Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh

Quý khách hàng cần tham khảo và lưu ý 1 số vấn đề sau đây trước khi quyết định thành lập hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể như sau:

– Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ.

– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.

– Sử dụng không quá mười lao động. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

– Không có con dấu.

– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Thành viên tham gia thành lập hộ kinh doanh cá thể phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.

– Hộ kinh doanh cá thể được quyền chuyển đổi thành doanh nghiệp: công ty TNHH và công ty cổ phần.

Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh

Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể được quy định cụ thể như sau:

+ Hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

+ Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

+ Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

+ Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đang kinh doanh hộ kinh doanh cá thể tôi có thể tiến hành thủ tục để chuyển từ hộ kinh doanh cá thể lên công ty được không?

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tiến hành thủ tục chuyển hộ kinh doanh cá thể lên công ty.
Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh lên công ty bao gồm:
– Bản chính GCN đăng ký kinh doanh.
– Bản sao GCN đăng ký thuế
– Các giấy tờ khác khi hộ kinh doanh muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp tương ứng như sau:
+ Chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Chuyển đổi thành công ty hợp danh
+ Chuyển đổi thành CTCP
+ Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Trường hợp hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật đầu tư thì hồ sơ phải có văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Không có hộ khẩu thường trú tại nơi đăng ký hộ kinh doanh có đăng ký được không?

Khi thành lập không kinh doanh, cơ quan đăng ký không yêu cầu chủ hộ hoặc các thành viên của hộ kinh doanh phải có hội khẩu tại tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của hộ kinh doanh. Do đó, chủ hộ vẫn có thể thành lập hộ kinh doanh bình thường, miễn là chứng minh được có quyền sử dụng địa điểm thành lập hộ kinh doanh hợp pháp: hợp đồng thuê, mượn nhà và giấy tờ công chứng nhà đất thuê.

Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Hộ kinh doanh cá thể không phải là loại hình doanh nghiệp, do đó, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ do phòng tài chính kế hoạch hoặc kinh tế kế hoạch, thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đăng ký trụ sở chính hộ kinh doanh cấp phép thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh không?

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn. Tuy nhiên, trước khi tạm ngừng kinh doanh, hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã đăng ký ít nhất 03 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Hộ kinh doanh có được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”

Như vậy, so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP ấn định hộ kinh doanh chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh trừ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký thì quy định mới đã giúp việc mở rộng kinh doanh đối với hộ kinh doanh dễ dàng hơn.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể bị thu hồi trong trường hợp nào?

Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:

– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;

– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;

– Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;

– Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;

– Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

– Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Mẫu đơn thành lập hộ kinh doanh cá thể

(Tải mẫu Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 24  tháng 01 năm 2024

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Cầu Giấy

Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa):  PHẠM VĂN TÀI   Giới tính: Nam

Sinh ngày:    01/07/1986 Dân tộc: Kinh     Quốc tịch: Việt Nam

Mã số thuế cá nhân (nếu có): 123456789

Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:

X Căn cước công dân       □ Chứng minh nhân dân

Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: 034085000000

Ngày cấp : 06/08/2022  Nơi cấp: Cục Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính Về Trật Tự Xã Hội

Có giá trị đến ngày (nếu có):  01/07/2025

Địa chỉ thường trú:

Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn:      Số 9 ngõ 409 Đội Cấn

Xã/Phường/Thị trấn:                                    Đội Cấn

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: Ba Đình

Tỉnh/Thành phố:                                           Hà Nội

Địa chỉ liên lạc:

Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn:     Số 9 ngõ 409 Đội Cấn

Xã/Phường/Thị trấn:                                  Đội Cấn

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: Ba Đình

Tỉnh/Thành phố:                                          Hà Nội

Điện thoại (nếu có):  0981522333      Email (nếu có): …………………………………….

Đăng ký hộ kinh doanh do tôi là chủ hộ với các nội dung sau:

1. Tên hộ kinh doanh(ghi bằng chữ in hoa): HỘ KINH DOANH BẾP CỦA MẸ

2. Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: Tầng 1 tháp S, tòa nhà Mipec Rubik 360 số 122-124 đường Xuân Thủy

Xã/Phường/Thị trấn:                                    Dịch Vọng Hậu

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: Cầu Giấy

Tỉnh/Thành phố:                                          Hà Nội

Điện thoại (nếu có):  0981522333   Fax (nếu có): …………………………………….

Email (nếu có): ………………………………. Website (nếu có): ……………………………….

  1. Ngành, nghề kinh doanh1:
STTTên ngànhMã ngành2Ngành, nghề kinh doanh chính
(Đánh dấu x để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động5610X

4. Vốn kinh doanh:

Tổng số (bằng số, bằng chữ, VNĐ): 200.000.000 ( Hai trăm triệu ), VNĐ

5. Thông tin đăng ký thuế:

5.1. Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):

Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: ……………………………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………………………………………………………….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ………………………………………………………

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………………………….

Điện thoại (nếu có): ………………………. Email (nếu có): …………………………………….

5.2. Ngày bắt đầu hoạt động3 (trường hợp hộ kinh doanh dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì không cần kê khai nội dung này): /…./…./……..

5.3. Tổng số lao động (dự kiến):  02

5.4. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh (Chỉ kê khai khi có địa điểm kinh doanh khác trụ sở hộ kinh doanh):

STTTên địa điểm kinh doanhĐịa chỉ kinh doanhNgày bắt đầu hoạt động
Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ ấp/thônPhường/ xãQuận/ huyệnTỉnh/ thành phố

6. Chủ thể thành lập hộ kinh doanh(đánh dấu X vào ô thích hợp):

X Cá nhân □ Các thành viên hộ gia đình

7. Thông tin về các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh4:

STTHọ tênNgày, tháng, năm sinhGiới tínhQuốc tịchDân tộcĐịa chỉ thường trúĐịa chỉ liên lạcSố, ngày cấp, cơ quan cấp CCCD/CMNDChữ ký
12345678910

Tôi xin cam kết:

– Bản thân và các thành viên hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập) không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không đồng thời là chủ hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);

– Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của hộ kinh doanh và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;

– Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký trên.

CHỦ HỘ KINH DOANH

 

PHẠM VĂN TÀI

Tôi muốn sử dụng gói tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể, tôi có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi qua đâu.

Khi có nhu cầu tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể, khách hàng vui lòng liên hệ với Bộ phận Doanh nghiệp của Luật Hoàng Phi theo thông tin sau:
– Yêu cầu tư vấn: 0981.393.686 – 0981.393.868
– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (510 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Ninh Bình

Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định khi doanh nghiệp thông qua quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì trong vòng 10 ngày phải tiến hành thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật lại thông tin doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi