Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Vai trò của sở hữu trí tuệ như thế nào?
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 840 Lượt xem

Vai trò của sở hữu trí tuệ như thế nào?

Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được quy định và ngày càng được bổ sung hoàn thiện phù hợp với nền sản xuất theo cơ chế thi trường, bình đẳng giữa các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế khác nhau nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và nâng cao mức sống, chất lượng sống của cá nhân, gia đình.

Trong xã hội hiện đại, pháp luật không những quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản hữu hình, mà còn chú trọng đến việc bảo vệ quyền đối với các sản phẩm trí tuệ. Vai trò của sở hữu trí tuệ, khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Sự ra đời của sở hữu trí tuệ

Lịch sử về sở hữu tài sản đã có từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, có nhà nước và có pháp luật. Những tài sản về vật chất và sở hữu những tài sản này đã là nguyên nhân phát sinh ra những mâu thuẫn giữa các giai tầng xã hội và các cuộc chiến tranh nhằm chiếm lĩnh tài sản giữa các khu vực của các tập đoàn và giữa các quốc gia.

Trong một nhà nước có tư hữu, có pháp luật thì vấn đề sở hữu tài sản luôn luôn được điều chỉnh bằng pháp luật mang bản chất giai cấp. Những tranh chấp về đất đai, tài sản khác như các công trình xây dựng, nhà cửa, vật nuôi, cây trồng, các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng khác luôn luôn phát sinh trong xã hội. Xác định giữa người giàu và người nghèo luôn luôn được dựa trên tiêu chí sở hữu tài sản là vật chất.

Những tranh chấp về tài sản giữa cá nhân với cá nhân, giữa tổ chức, cá nhân và giữa tổ chức với tổ chức luôn diễn ra trong xã hội và toà án đã giải quyết những tranh chấp về tài sản, về hợp đồng có đối tượng là tài sản với số lượng ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Nhưng khi nền sản xuất công nghiệp phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thì một loại tài sản khác được tạo ra và được chú trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là quyền sở hữu các sản phẩm sáng tạo dưới dạng các giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất tạo ra những vật chất, hàng hóa có hàm lượng trí tuệ cao, đa dạng về chủng loại và tinh tế, tiện ích cho việc sử dụng; đời sống tinh thần và vật chất của con người trong xã hội được nâng cao về chất lượng.

Các sản phẩm trí tuệ được tạo ra dưới dạng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và những giải pháp hữu ích khác được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ đã nâng tầm vóc của con người về nhận thức thế giới khách quan và có ý thức chủ động trong cải cách tổ chức sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều hàng hóa, tài sản theo đó đời sống của con người ngày càng được cải thiện đáng kể.

Vai trò của sở hữu trí tuệ

Với nhận thức về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, các quốc gia trên thế giới đã có Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm và có Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ các sản phẩm sáng tạo trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ được coi trọng, bảo hộ nhằm thúc đẩy các hoạt động sáng tạo của các chủ thể trong xã hội với mục đích đổi mới công nghệ và khuyến khích sản xuất phát triển, đồng thời khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ giữa các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội được bình đẳng phát triển.

Khuyến khích, các chủ thể xã hội tạo ra các sản phẩm mới và những phương pháp sản xuất mới, các thiết bị kỹ thuật mới; tạo ra các giải pháp kỹ thuật tân tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, giải phóng lao động cơ bắp cho con người; tạo ra hàng hóa sản phẩm với chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp và những nhãn hiệu danh tiếng trong xã hội.

Với những cơ sở pháp lý và theo đó quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ bằng pháp luật, đã khuyến khích các hoạt động đầu tư, khuyến khích sử dụng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ mới.

Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được quy định và ngày càng được bổ sung hoàn thiện phù hợp với nền sản xuất theo cơ chế thi trường, bình đẳng giữa các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế khác nhau nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và nâng cao mức sống, chất lượng sống của cá nhân, gia đình.

Hơn nữa, ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo là các chủ trương khuyến khích thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển bình đẳng với thành phần kinh tế nhà nước. Khuyến khích đầu tư phát triển, do vậy vai trò của Luật Sở hữu trí tuệ rất quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, hàm lượng trí tuệ lớn, bảo đảm chất lượng hàng hóa có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.

->>> Tham khảo thêm: Thủ tục Đăng ký sở hữu trí tuệ

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi