Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1097 Lượt xem

Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước là gì?

Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương không chỉ thông qua các nghị quyết, quyết nghị các vấn đề cụ thể mà còn thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai.

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã luôn quan tâm tới việc quản lí thống nhất vốn đất quốc gia từ trung ương cho tới từng địa phương.

Vấn đề quản lí không đơn thuần chỉ là xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý đất đai mà quan trọng là nêu được các nội dung quản lí, quy định chặt chẽ về mặt pháp lí các nội dung của nó. Cho nên, nói đến quản lý đất đai một cách tổng quát nhất tức là nếu hai mặt của một vấn đề: hệ thống cơ quan quản lí đất đai và các nội dung của chế độ quản lí nhà nước về đất đai. 

Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lí mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong quản lý đất đai, vai trò to lớn này trước đây chưa được đánh giá một cách đầy đủ và đúng mức.

Kế thừa Luật đất đai năm 2003 trong việc quyết định các chính sách của cơ quan quyền lực nhà nước, Luật đất đai năm 2013 xác định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. 

Vai trò của Quốc hội và cơ quan thường trực của Quốc hội 

Trước hết, Quốc hội quyết định nhiều chính sách quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là cơ quan thông qua các văn bản luật, quyết định các vấn đề chiến lược để phát triển đất nước. Trong quản lý đất đai, Quốc hội có thẩm quyền: 

– Phê chuẩn các quy hoạch, các chiến lược trong quản lý và sử dụng đất đai. Quốc hội thông qua các quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của Chính phủ, hoạch định các chính sách phát triển lâu dài trong quản lý và sử dụng đất đai; 

– Thực hiện quyền quyết định và giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. 

Riêng Uỷ ban thường vụ Quốc hội với tính cách là cơ quan thường trực của Quốc hội cũng có các thẩm quyền như: Ra các nghị quyết quan trọng, ban hành pháp lệnh và các quy định khác để Chính phủ quyết định một cách cụ thể. 

Vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương 

Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương không chỉ thông qua các nghị quyết, quyết nghị các vấn đề cụ thể mà còn thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai.

Bên cạnh đó, hội đồng nhân dân các cấp còn phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cùng cấp trước khi trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Như vậy, với các thẩm quyền được nêu trên, Luật đất đai năm 2013 đã thống nhất được vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong việc quyết định và giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất ở trung ương và ở từng địa phương. 

Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước

Với chức năng quản lý nhà nước về đất đai, Chính phủ và UBND các cấp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nội dung của chế độ quản lý nhà nước về đất đai.

Luật đất đai năm 2103 dành một chương để quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của Nhà nước, từng nội dung, vai trò tổ chức, chỉ đạo và quyết định của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Trên thực tế, thẩm quyền cụ thể của Chính phủ và UBND các cấp được quy định trong từng nội dung của chế độ quản lí.

Khoản 3 Điều 21 Luật đất đai năm 2013 giao cho Chính phủ và UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai theo thẩm quyền được quy định trong luật.

Các nội dung cơ bản này sẽ được trình bày ở các phần sau. Vì vậy, có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan có thẩm quyền chung như sau: 

– Chính phủ và UBND các cấp thống nhất việc quản lý đất đai ở trung ương và ở từng địa phương. 

– Tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nội dung cụ thể của chế độ quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật đất đai. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi