Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4018 Lượt xem

Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

An toàn lao động, vệ sinh lao động là hai lĩnh vực rất quan trọng nhằm bảo đảm điều kiện làm việc, phòng, tránh rủi ro từ môi trường lao động cho người lao động

Khái niệm tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019

Theo quy định tại Điều 132 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Điều 132. Tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

An toàn lao động, vệ sinh lao động

Bình luận và phân tích việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019

An toàn lao động, vệ sinh lao động là hai lĩnh vực rất quan trọng nhằm bảo đảm điều kiện làm việc, phòng, tránh rủi ro từ môi trường lao động cho người lao động. Nếu xét trên bình diện chung nhất thì bất cứ môi trường lao động nào cũng có rủi ro, các rủi ro có thể có nguyên nhân từ phương tiện, máy móc, công nghệ, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, trong đó có con người. Khi chuẩn bị bước vào quá trình làm việc là người lao động đã bắt đầu đối mặt với rủi ro do tình trạng thiếu an toàn hoặc tình trạng vệ sinh không đảm bảo.

Vì vậy, Bộ luật Lao động xác định :Người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động”.

Quy định này được áp dụng cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động, cả ở khu vực kết cấu và phi kết cấu mà không loại trừ chủ thể nào, cho dù là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm túc. Sở dĩ như vậy là vì, nếu một trong các chủ thể có liên quan không thực hiện là có thể dẫn đến hậu quả và vi phạm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người khác và môi trường sống. Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về quy chuẩn, quy phạm, chế độ an toàn lao động và vệ sinh lao động và các quy định có liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động do Nhà nước quy định hoặc tham gia, phê chuẩn, được ghi trong các văn bản pháp luật chung (ví dụ Hiến pháp, Bộ luật Lao động…) và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế về an toàn lao động, vệ sinh lao động được Việt Nam ký kết, gia nhập, phê chuẩn theo pháp luật về điều ước quốc tế, như: Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc (1948); Công ước của Liên hiệp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966); Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em (1989); Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật (2006). Các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế: Công ước số 6 (1919) về làm việc ban đêm của trẻ em trong công nghiệp; Công ước số 14 (1921) về áp dụng nghỉ hằng tuần trong các cơ sở công nghiệp; Công ước số 27 (1929) về ghi trọng lượng trên các kiện hàng lớn chở bằng tàu; Công ước số 29 (1930) về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Công ước số 45 (1935) về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ; Công ước số 80 (1946) Công ước về sửa những điều khoản cuối cùng; Công ước số 81 (1947) về thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại; Công ước số 100 (1951) về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị như nhau; Công ước số 111 (1958) về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Công ước số 116 (1961) về việc sửa đổi các điều khoản cuối cùng; Công ước số 120 (1964) về vệ sinh trong thương mại và văn phòng; Công ước số 122 (1%4) về chính sách việc làm; Công ước số 123 (1965) về tối thiểu được làm những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ; Công ước số 124 (1965) về kiểm tra y tế cho thiếu niên làm những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ; Công ước số 138 (1973) về tuổi tối thiểu được đi làm việc; Công ước số 144 (1976) về sự tham khảo ba bên nhằm xúc tiến việc thi hành các quy phạm quốc tế về lao động; Công ước số 155 (1981) về an toàn, vệ sinh lao động và môi trường lao động; Công ước số 182 (1999) về cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; Công ước về lao động hàng hải (2006); Tuyên bố chung của Tổ chức Lao động quốc tế về những nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc (1998)…

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi