Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về việc yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 897 Lượt xem

Tư vấn về việc yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Theo quy định tại Điều 223 thì giải quyết đình công là quá trình tiến hành giải quyết yêu cầu của các bên về các vấn đề có liên quan đến cuộc đình công

1. Khái niệm yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Theo Điều 223 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“- Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, mỗi bên có quyền nộp đơn đến Toà án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

– Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

a)   Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

b)  Tên Toà án nhận đơn;

c)   Tên, địa chỉ của bên yêu cầu;

d)  Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;

đ) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công;

e)   Nội dung yêu cầu Toà án giải quyết;

g) Các thông tin khác mà bên yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết.

– Bên yêu cầu phải gửi kèm theo đơn các bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hoà giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công”.

Tư vấn về việc yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Tính hợp pháp của cuộc đình công

2. Bình luận và phân tích vấn đề yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Giải quyết đình công là quá trình tiến hành giải quyết yêu cầu của các bên về các vấn đề có liên quan đến cuộc đình công. Hiểu theo nghĩa rộng, giải quyết đình công là hành vi của nhiều loại chủ thể: Tập thể lao động, công đoàn, bên sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, chủ thể thứ ba trung lập (người hoà giải, trọng tài, toà án…). Khi cuộc đình công xảy ra, trước hết các bên có liên quan đến cuộc đình công có quyền, nghĩa vụ tự giải quyết cuộc đình công với nhau thông qua phương thức thương lượng. Trong trường hợp không tự giải quyết được thì các bên nhờ chủ thể bên ngoài giải quyết cuộc đình công đó.

Việc yêu cầu toà án giải quyết đình công là một thủ tục pháp lý tố tụng tư pháp. Quá trình thụ lý, giải quyết đình công của toà án (thường là toà án lao động hoặc toà lao động) là một quá trình đặc biệt. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, toà án giải quyết cuộc đình công có thể do toà án tư pháp (courts of justice) hoặc và toà án trọng tài (court of arbitration).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 223 Bộ luật Lao động năm 2012, “Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, mỗi bên có quyền nộp đơn đến Toà án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công”.

Quy định nêu trên xác định rõ thời hiệu yêu cầu giải quyết cuộc đình công là trong quá trình cuộc đình công đang diễn ra hoặc trong phạm vi thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt đình công, không kể lý do chấm dứt.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết đình công như quy định nêu trên là ngắn hơn so với thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Cũng theo tinh thần của quy định nêu trên, giải quyết cuộc đình công là “xét tính hợp pháp của cuộc đình công” (quyết định cuộc đình công là hợp pháp hoặc bất hợp pháp). Mục đích giải quyết đình công nếu theo đúng câu từ của quy định của Bộ luật là rất hẹp và nói chung không đồng nhất với việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể.

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 223 Bộ luật, bên nào yêu cầu thì bên đó có nghĩa vụ làm thủ tục “thưa kiện” ra toà án có thẩm quyền và cung cấp đầy đủ thông tin, bằng chứng có liên quan đến cuộc đình công và vụ tranh chấp lao động để toà án xem xét thụ lý, giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

>>> Tham khảo thêm : Đình công là gì

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi