Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về tình huống thực tế về phân chia di sản thừa kế mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2928 Lượt xem

Tư vấn về tình huống thực tế về phân chia di sản thừa kế mới nhất

Phân chia di sản thừa kế là một vấn đề tương đối phức tạp và rất dễ xảy ra những tranh chấp giữa những người thân thích trong gia đình thuộc các hàng thừa kế khác nhau. Thông qua việc giải quyết tình huống dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích rõ cách chia di sản thừa kế một cách nhanh chóng và đúng pháp luật nhất.

Câu hỏi:

Xin chào TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT THỪA KẾ 1900 6557 – Tôi có một câu hỏi như sau muốn được TỔNG ĐÀI: 1900 6557 tư vấn:

A kết hôn với B, sinh được 4 người con là C,D,E,F.C kết  hôn với T sinh được 2 người con là M và N.D kết hôn với U sinh được 3 người con là H,K,X. E và F độc thân đã thành niên bình thường. Phân chia di sản của người chết để lại. Biết rằng di sản của người chết là mỗi người 600 triệu.

1. A và B chết cùng một lúc, cả hai đều không cho di chúc để lại. Chi phí mai táng phí cho cả  A và B là 100 triệu. Trước khi A chết  đã ngoại tình với S sinh được 2 người con là V và Q đều đã thành niên.

2. A chết trước B, B không để lại di chúc, A để lại di chúc “truất quyền thừa kế của C,D,E, để lại toàn bộ tài sản cho S” ( S là người tình, S và A đã có 1 con trai chưa thành niên với tên là G) Chi phí mai táng cho cả  A và B là 100 triệu . C,D,E,F từ chối nhận di sản của B.

3. C chết để lại di chúc, để lại toàn bộ di sản cho con và vợ.Tiền bảo hiểm cho C là 200 triệu, nghĩa vụ trả nợ 50 triệu.A bị tòa án tuyên có hành vi ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm, tính mạng của C

4. H,K chết cùng thời điểm, không để lại di chúc.

 Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư của TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006557 – Công ty Luật Hoàng Phi xin đưa ra những ý kiến tư vấn như sau:

Trường hợp thứ nhất: Hai người chết đều không để lại di chúc nên việc phân chia di sản được giải quyết theo quy định của pháp luật tại khoản 1 điều 650 BLDS 2015:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo quy định tại điều 619 BLDS 2015 thì vì là vợ chồng và chết cùng thời điểm nên A và B không được hưởng di sản của nhau : “Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.”

Người thừa kế và các hàng thừa kế được quy định tại điều 651 BLDS 2015 như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo quy định trên và thông tin tình huống không đề cập đến cha mẹ của A và B nên việc phân chia di sản của A và B được thực hiện như sau:

Phần di sản trị giá 600 triệu đồng của A được chia đều cho 06 người con của A và B  là C, D, E, F và con của A và S là V và Q.

Phần di sản trị giá 600 triệu của B được chia đều cho 04 người con của A và B là C, D, E, F.

Sau khi nhận di sản, những người thừa kế có trách nhiệm thống nhất với nhau về việc thanh toán chi phí mai táng là 50 triệu/ người với A và B.

Trường hợp thứ hai: A chết và để lại di sản nên việc phân chia di sản của A được thực hiện theo nội dung di chúc. Theo di chúc, A để lại toàn bộ tài sản cho S tuy nhiên theo quy định tại điều 644 BLDS 2015 thì B và con riêng của A và S cũng được hưởng một phần di sản:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.

Nếu được chia theo pháp luật, di sản của A sẽ được chia đều cho 06 người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của A là B, C, D, E, F và G, mỗi người 100 triệu. Theo đó, B và G trong trường hợp này được hưởng số tiền bằng 2/3 của 100 triệu tương đương 66 triệu. Phần còn lại của di sản thuộc về S theo nội dung di chúc. 

Phần di sản của B trong trường hợp này là 666 triệu vì B chết sau và được hưởng một phần di sản của A. Di sản của B sẽ được chia đều cho 4 người con của B là C, D, E, F vì B không để lại di chúc.

Sau khi nhận di sản, những người thừa kế có trách nhiệm thống nhất với nhau về việc thanh toán chi phí mai táng là 50 triệu/ người với A và B.

Trường hợp thứ ba: Theo điểm a khoản 1 điều 621 BLDS 2015: “1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;” thì trong trường hợp này A không được hưởng di sản  của C.

Di sản thừa kế của C là 800 triệu bao gồm cả 200 triệu tiền bảo hiểm. Vì A không được hưởng di sản nên nếu được chia theo pháp luật, căn cứ vào điều 651 nêu trên, di sản của C được chia cho 04 người là B, T, M, N mỗi người 200 triệu, Vậy nên, Vì không nhắc đến nên có thể cho rằng tại thời điểm C chết thì B vẫn còn sống, B được hưởng một phần di sản của C dù không được nhắc đến trong di chúc theo quy định tại điều 644 BLDS nêu trên với mức hưởng là 2/3 của 200 triệu tương đương 132 triệu.

Phần còn lại của di sản là 668 (800 triệu- 132 triệu) sẽ được chia đều cho T, M và N. Những người thừa kế có trách nhiệm thống nhất với nhau để thực hiện nghĩa vụ nợ của C, nếu không thống nhất được thì nghĩa vụ được chia theo phần di sản mà mỗi người thừa kế được nhận.

Trường hợp thứ tư: H và K là con của D và U, hai người này là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của nhau nên vì chết cùng thời điểm nên H và K không được thừa kế di sản của nhau.

Theo quy định tại điều 651 BLDS 2015 về hàng thừa kế thì cả H và K chỉ có hai người thừa kế theo pháp luật là D và U (cha mẹ của H và K). Vì H và K cùng chết mà không để lại di chúc nên phần di sản của H và K sẽ được chia đều cho hai người thừa kế là D và U.

Việc phân chia di sản thừa kế rất phức tạp do có nhiều hàng thừa kế khác nhau và có thể dẫn đến những tranh chấp phát sinh không đáng có. Do đó, để bảo đảm việc phân chia thừa kế đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên. Trước khi tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế, người được hưởng thừa kế nên tham vấn ý kiến của Luật sư bằng cách gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN THỪA KẾ 1900 6557 để các Luật sư của chúng tôi trợ giúp về mặt pháp lý.

Đánh giá bài viết:
3.2/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi