Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2292 Lượt xem

Tư vấn về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Bình luận về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Điều luật quy định nội dung có tính nguyên tắc là:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Tư vấn về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Từ quy định này cho thấy vấn đề trách nhiệm của những người đồng phạm được giải quyết trên cơ sở một số nguyên tắc sau đây:

Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà họ đã thực hiện; họ đều bị truy tố theo điều luật về tội phạm đã thực hiện với hình phạt tương ứng quy định trong điều luật cùng với những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà họ đều biết. Vì tội phạm do những người đồng phạm cùng thực hiện là một thể thống nhất không thể chia cắt được; hậu quả nguy hiểm gây ra cho xã hội là kết quả hành động chung về toàn bộ tội phạm mà họ đã thực hiện.

Mỗi người đồng phạm, trên cơ sở hành vi cụ thể của mình phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm, chứ không phải chỉ có người thực hành giữ vai trò chính, còn những người đồng phạm khác giữ vai trò tòng phạm. Do đó:

+ Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành. Vì hành vi đó vượt quá giới hạn thoả thuận giữa các người đồng phạm và không thuộc ý định chung của họ.

Ví dụ: Trong một số vụ đồng phạm trộm cắp tài sản, người thực hành tội phạm còn hiếp dâm người chủ nhà nên người đó còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.

Những người đồng phạm có thể phải chịu trách nhiệm về những tội khác nhau vì họ không cùng mục đích phạm tội hoặc thuộc cấu thành tội phạm khác nhau (tăng nặng, giảm nhẹ) của một tội phạm.

Ví dụ: Trong một vụ đồng phạm giết người mà nạn nhân là một công chức Nhà nước, tuỳ theo động cơ, mục đích của họ mà mỗi người đồng phạm bị trách nhiệm về tội phạm hoặc cấu thành tội phạm khác nhau: Người phạm tội nhằm chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền bị truy tố về tội khủng bố; người phạm tội do động cơ đê hèn bị truy tố về tội giết người.

+ Hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức tuy chưa dẫn đến việc thực hiện tội phạm (Ví dụ: Người thực hành bị phát hiện và bị bắt khi phạm tội chưa đạt), vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (về tội phạm họ định thực hiện), ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt tuỳ theo giai đoạn phạm tội của người thực hành.

+ Việc miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hành (Ví dụ: Do chuẩn bị phạm tội xong lại từ bỏ ý định phạm tội) không lọai trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm đã tác động để người thực hành thực hiện tội phạm.

+ Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một trong những người đồng phạm (kể cả người thực hành) không loại trừ trách nhiệm của những người đồng phạm khác; những người này không tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hoặc chấm dứt không tự nguyện và dứt khoát, vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trên cơ sở hành vi của mình.

– Trách nhiệm của từng người đồng phạm được cá thể hoá căn cứ vào nguyên tắc quyết định hình phạt, vào tính chất và mức độ tham gia của mỗi người vào việc thực hiện tội phạm và vào những tình tiết làm tăng, giảm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự riêng biệt cho từng người đồng phạm.

Tính chất tham gia của mỗi người được xem xét căn cứ vào vai trò của họ trong vụ đồng phạm (người thực hành, người tổ chức, người xúi giục hoặc là người giúp sức). Thông thường, người tổ chức, người xúi giục gây nguy hiểm cho xã hội không ít hơn người thực hành và đôi khi còn nhiều hơn. Còn người giúp sức thông thường thì nguy hiểm cho xã hội ít hơn, nhưng cũng có trường hợp người giúp sức gây nguy hiểm cho xã hội nhiều hơn người thực hành hoặc người xúi giục. Mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm được xem xét căn cứ vào tính chất và hành vi phạm tội của mỗi người như: thủ đoạn, phương pháp phạm tội có nguy hiểm xảo quyệt không và mức độ đến đâu, thái độ tâm lý đối với việc thực hiện tội phạm có quyết tâm không, mức độ quyết tâm, động cơ, mục đích phạm tội có mức độ nguy hiểm đến đâu.

Nếu người thực hành có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì mới bị coi là đồng phạm. Ngược lại, nếu người thực hành không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức phải chịu trách nhiệm hình sự như là người thực hành.

Ví dụ: Nếu người xúi giục trẻ em dưới mười hai tuổi đi trộm cắp, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp. Đối với tội phạm có chủ thể đặc biệt (Ví dụ: Người có chức vụ, quyền hạn trong tội tham ô), người thực hành phải là chủ thể đặc biệt, những người không có đặc điểm ấy vẫn có thể là đồng phạm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi