Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Giết người khi mắc bệnh tâm thần có loại trừ trách nhiệm hình sự không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2120 Lượt xem

Giết người khi mắc bệnh tâm thần có loại trừ trách nhiệm hình sự không?

Anh trai tôi có biểu hiện tâm thần nên anh tôi đã cho cháu ăn cơm với lá ngón. Vậy tron trường hợp này anh tôi có biểu hiện tâm thần và cháu tôi không chết thì anh tôi có được loại trừ trách nhiệm hình sự không?

Câu hỏi:

Kính gửi Luật Hoàng Phi, nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau: Anh trai tôi lấy vợ đã được năm năm nhưng cho đến nay vẫn chưa có con nên chán nản, hay bỏ đi lang thang, không chịu giúp gia đình lao động và có biểu hiện tâm thần. Vì vậy, anh tôi thường bị mẹ vợ và vợ chửi mắng, cảm thấy chán đời, muốn giết hết mọi người trong gia đình vợ. Chiều ngày 20 tháng 4 năm 2016, lợi dụng lúc gia đình mẹ vợ đi làm đồng, ớ nhà chỉ có cháu tôi (7 tuổi), anh tôi đã lấy gói lá ngón, đổ vào chảo măng, sau đó lấy cơm và măng cho cháu ăn. Khi ăn, cháu thấy đắng nên đã không ăn hết bát cơm. Nếu anh tôi có biểu hiện tâm thần và cháu tôi không chết thì anh tôi có được loại trừ trách nhiệm hình sự không?

Trả lời:

Về câu hỏi Giết người trong khi mắc bệnh tâm thần thì có được loại trừ trách nhiệm hình sự không? Luật sư tư vấn về hình sự trả lời bạn như sau:

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người:

“1.  Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2.  Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3.  Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4.  Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.

Giết người khi mắc bệnh tâm thần có loại trừ trách nhiệm hình sự không?

Giết người khi mắc bệnh tâm thần có loại trừ trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì hành vi mà anh trai bạn thực hiện dã phạm tội giết người (chưa đạt). Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng vì anh bạn giết trẻ em nên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 anh bạn có thể bị Tòa án xử phạt đến tù chung thân, cho dù cháu bạn không chết.

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh

“1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù”.

Dựa vào các quy định trên và tình tiết của vụ án, nếu anh trai bạn mắc bệnh tâm thần, nhưng vẫn còn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì anh ấy vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (mắc bệnh tâm thần chỉ có thể được coi là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 51) cho dù cháu bạn không chết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi