Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1718 Lượt xem

Tư vấn về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công?

Việc xử lý các vấn đề xung quanh cuộc đình công không giống tình trạng cứng nhắc như giải quyết tranh chấp lao động. Vì đình công là hiện tượng phức tạp nên pháp luật cho các bên được quyền linh hoạt để giải quyết cuộc đình công.

1. Khái niệm quyền của các bên trước và trong quá trình đình công trong Bộ luật lao động năm 2012

Căn cứ Điều 214 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“- Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp tỉnh tiến hành hoà giải.

– Ban chấp hành công đoàn có quyền sau đây:

a)  Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;

b)  Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là họp pháp.

– Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

a)  Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công;

b)  Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;

c)  Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp”.

Tư vấn về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công?

Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công

2. Bình luận và phân tích quyền của các bên trước và trong quá trình đình công trong Bộ luật lao động năm 2012

Việc xử lý các vấn đề xung quanh cuộc đình công không giống tình trạng cứng nhắc như giải quyết tranh chấp lao động. Vì đình công là hiện tượng phức tạp nên pháp luật cho các bên được quyền linh hoạt để giải quyết cuộc đình công.

Về phương thức lựa chọn, theo khoản 1 Điều 214 Bộ luật, các bên được quyền:

+ (1) Tiếp tục cùng nhau thoả thuận để giải quyết tranh chấp lao động (trong trường hợp này là thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích), nếu thoả thuận được với nhau thì việc giải quyết xung đột có chiều hướng tốt hơn cho giai đoạn sau;

+ (2) Mời cơ quan quản lý nhà nước về lao động và công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh tiến hành hoà giải. Như vậy, đây là hình thức hoà giải với sự tham gia của ba bên trong quan hệ lao động, nếu hành động thiện chí thì khả năng sẽ đưa ra những phương án phù hợp để giải quyết xung đột.

Bên cạnh đó, khoản 2 và khoản 3 của Điều 214 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Theo khoản 2, Ban chấp hành công đoàn được quyền (1) Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công; và (2) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là họp pháp.

Việc rút quyết định đình công khi đã phát hành hoặc châm dứt đình công khi đình công đang xảy ra có nhiều tác dụng: hoặc tránh cho công đoàn phải đối mặt với một trách nhiệm pháp lý mà xét về tính chất thì công đoàn có khả năng “thua” trong cuộc xung đột, hoặc thể hiện thiện chí để lấy cảm tình của người sử dụng lao động. Trong trường họp người sử dụng lao động không có thiện chí hoặc để khẳng định tính đúng đắn của cuộc đình công, Ban chấp hành công đoàn sẽ làm đơn yêu cầu toà án có thẩm quyền tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.

Đối với người sử dụng lao động, Bộ luật quy định 3 trường hợp lựa chọn:

+ (1) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công: Trường hợp này có thể xảy ra khi người sử dụng lao động thấy rằng yêu sách do phía tập thể lao động đưa ra là chính đáng, hoặc mặc dù yêu sách không chính đáng nhưng vì dự cảm sự bất lợi mà cuộc đình công đưa đến, cân nhắc lợi ích lâu dài nên người sử dụng lao động chấp nhận thoả hiệp và chịu sự thiệt thòi trước mắt.

+ (2) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian, đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;

+ (3) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp. Hai trường hợp nêu trên thể hiện rõ thái độ quyết liệt không khoan nhượng (ít ra là về mặt hình thức) của người sử dụng lao động. Việc Bộ luật cho người sử dụng lao động được quyền đóng cửa để thực hiện hành động tự vệ là một bước tiến bộ của luật lao động Việt Nam.

Tuy nhiên, giống như đình công, việc đóng cửa doanh nghiệp cũng chỉ được thực hiện tạm thời, vì xét ở khía cạnh lý luận và thực tiễn, đóng cửa doanh nghiệp có thể tác động xấu đối với người sử dụng lao động có thể xâm hại quyền tự do việc làm của người lao động.

Mặt khác, việc đóng cửa doanh nghiệp lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng “chấm dứt hoạt động” bất đắc dĩ, kéo theo tình trạng xung đột hoặc thiệt hại trầm trọng hơn. Trường hợp có cơ sở tin chắc cuộc đình công đó có dấu hiệu bất hợp pháp hoặc để ngăn chặn tình trạng tồi tệ hơn, người sử dụng lao động có thể yêu cầu toà án thụ lý, xem xét quyết định cuộc đình công bất hợp pháp.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

->>> Tham khảo thêm : Đình công là gì

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi