Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
  • Thứ ba, 18/06/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1228 Lượt xem

Tư vấn về phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc

Bà em có chia cho người con Gái cả một phần đất và người con Gái cả đã làm sổ đỏ trên phần đất này. Hiện tại bà em đã mất một thời gian, đến bây giờ đang có những tranh chấp đất đai và chị gái của mẹ em đang có những tranh chấp muốn chia đôi giá trị mảnh đất mà Bà để lại do không có di chúc.

Câu hỏi:

Kính gửi luật sư, Ông Bà em sinh được 3 người con 1 trai và 2 gái  nhưng không may Ông và Bác em đã hi sinh trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Một thời gian sau 2 người con gái của Ông Bà lập gia đình và đều ở gần nhà Ông Bà, mẹ em là con thứ nên sau khi lấy chồng thì đã chuyển về ở cùng với Bà để tiện chăm lo sức khỏe cho Bà. Đến năm 2004, bà em có chia cho người con Gái cả một phần đất và người con Gái cả đã làm sổ đỏ trên phần đất này. Hiện tại bà em đã mất một thời gian, đến bây giờ đang có những tranh chấp đất đai và chị gái của mẹ em đang có những tranh chấp muốn chia đôi giá trị mảnh đất mà Bà để lại do không có di chúc.Và khi chia đất  không được tính phần đất mà Bà đã chia cho từ trước vào phần đất còn lại đang tranh chấp. Luật sư cho em hỏi, việc chia đất như vậy là có đúng theo quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi trả lời như sau:

Tư vấn về phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc

Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc

Thứ nhất: về việc con gái cả của Bà bạn đã sang tên quyền sử dụng đất trên phần đất mà bà bạn chia cho được xem là một hợp đồng tặng cho.

Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 vê thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản được tính như sau: Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Căn cứ vào quy định nêu trên, hợp đồng tặng cho giữa Bà của bạn và con gái cả của Bà (bác) đã có hiệu lực. Bởi bà của bạn đã chuyển quyền sử dụng đất cho bác bạn và bác bạn đã làm sổ đỏ mang tên bác bạn. 

Thứ hai: Về việc phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc.

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Đối với trường hợp của gia đình bạn, do hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực và bác bạn đã đăng kí quyền sử dụng đất trên phần đất đó nên ở đây di sản thừa kế không được tính phần đất mà Bà đã chia cho từ trước vào phần đất còn lại đang tranh chấp.

Như vậy, di sản thừa kế của bà bạn là mảnh đất còn lại đã trừ đi phần đất đã tặng cho bác bạn và được phân chia di sản theo pháp luật theo nguyên tắc công bằng và theo các hàng thừa kế như quy định đã nêu trên.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp...

Chia tài sản sở hữu chung của vợ chồng khi chồng đã chết

Mẹ tôi muốn viết di chúc để lại mảnh đất tuy nhiên mảnh đất lại đứng tên bố tôi ( bố tôi đã mất). Xin hỏi mảnh đất sẽ được chia như thế...

Tại sao nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?

Quyền lực nhà nước là quyền lực duy nhất mang tính bắt buộc trên toàn lãnh thổ và đối với mọi chủ thể trên phạm vi lãnh thổ đó nhằm đảm bảo an ninh, duy trì trật tự xã hội....

Tội mua bán trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự?

Mua bán trái phép chất ma túy: Là một trong các hành vi sau: Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác.;Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người...

Biểu hiện của quyền được giáo dục là gì?

Biểu hiện của quyền được giáo dục là Trẻ em được đi học; Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí; Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi