Tư vấn về đòi bồi thường thiệt hại khi bị tạm giam trái pháp luật
Anh Tùng bị tạm giam trái pháp luật theo lệnh của cơ quan điều tra và có phê chuẩn của Viện kiểm sát. Vậy luật sư có thể tư vấn giúp anh Tùng có thể đòi bồi thường thiệt hại không?
Câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Anh Tùng bị cơ quan điều tra thành phố Yên Bái khởi tố về tội hiếp dâm và ra lệnh tạm giam có phê chuẩn của Viện kiểm sát thành phố Yên Bái. Sau đó, trong quá trình điều tra phát hiện ra anh Tùng không có tội nên Viện kiểm sát hủy lệnh tạm giam. Vậy anh Tùng có thể đòi bồi thường thiệt hại vì bị tạm giam trái pháp luật không? Nếu có thì cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường?
Trả lời:
Chào bạn, về câu hỏi: Đòi bồi thường thiệt hại khi bị tạm giam trái pháp luật? của bạn Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2005:
“Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.”
Theo Khoản 2 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
2.Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;”
Như vậy do cơ quan tiến hành tố tụng đã ra lệnh tạm giam anh Tùng vì tội hiếp dâm nhưng sau đó lại xác định anh không thực hiện hành vi phạm tội nên cơ quan tố tụng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh Tùng.
Theo Điều 31 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước: “Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1.Đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra có thẩm quyền nhưng người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật”;
2.Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
3.Toà án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
4.Đã có quyết định truy tố bị can nhưng Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
5.Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;
6.Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và sau đó Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.”
Như vậy cơ quan có trách nhiệm bồi thường cho anh Tùng là Viện kiểm sát thành phố Yên Bái.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội có bị cấm không?
Quảng cáo thuốc lá là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Theo đó quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội cũng là hành vi bị...

Dán tờ rơi quảng cáo lên cột điện bị xử phạt như thế nào?
Quảng cáo làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng giao thông sẽ bị xử phạt. Vậy Dán tờ rơi quảng cáo lên cột điện bị xử phạt như thế...

Các trường hợp bặt buộc phải viết hoa?
Trong phép đặt câu cần Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống...

Cover bài hát đăng lên mạng xã hội không xin phép bị xử phạt như thế nào?
Hành vi cover bài hát của người khác khi chưa xin phép là hành vi xâm phạm quyền tác giả về quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định pháp...

Tự ý sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật quy định về một số hành vi bị cấm trong quảng cáo.Tự ý sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo bị xử phạt như thế...
Xem thêm