• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3973 Lượt xem

Bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự mới nhất như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi.

Bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh“

Tư vấn về bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự 2015?

Quy định bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự

Khác với cầm cố, thế chấp và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác, trong bảo lãnh có sự xuất hiện của một chủ thể thứ ba ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ đó là bên bảo lãnh. Bên bảo lãnh đứng ra cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; và các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nếu tính chất bảo đảm trong cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ được gắn liền với tài sản bảo đảm thì trong quan hệ bảo lãnh tính chất bảo đảm được thể hiện thông qua sự cam kết của người thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh). Tuy nhiên, biện pháp bảo lãnh cũng có mối quan hệ với các biện pháp bảo đảm khác. Điều này thể hiện qua việc bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, đặt cọc, hay ký quỹ để đảm bảo thực nghĩa vụ bảo lãnh của mình (Ví dụ, bên bảo lãnh A đứng ra bảo lãnh cho B về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho C khi B vay tiền của C; A đã cầm cố ôtô của mình cho c (bên nhận bảo lãnh) để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình).

Xét về bản chất của bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, khi đến hạn bên được bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh, đồng thời đảm bảo nâng cao trách nhiệm, tinh thần thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, tránh tình trạng ỷ lại, thoái thác nghĩa vụ nên đã quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.

Với quy định này, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi