Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn quy định Bảo lãnh mới nhất qua Tổng đài 1900 6557
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1915 Lượt xem

Tư vấn quy định Bảo lãnh mới nhất qua Tổng đài 1900 6557

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ 19006557 cập nhật và tư vấn các quy định mới nhất về bảo lãnh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng để Quý khách hàng tham khảo và sử dụng khi cần thiết.

Bảo lãnh một trong những biện pháp bảo đảm giúp giảm thiểu rủi ro của giao dịch dân sự được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là nhằm bảo đảm cho các khoản vay có giá trị lớn tại các tổ chức tín dụng. Cùng với nhu cầu giao kết các giao dịch dân sự nói chung và các hợp đồng tín dụng nói riêng ngày càng gia tăng, việc nắm bắt quy định pháp luật về bảo lãnh ngày càng có ý nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về bảo lãnh theo quy định pháp luật của đại đa số cá nhân, tổ chức còn khá hạn chế dẫn đến việc lúng túng khi thực hiện biện pháp này, thậm chí là gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích của mình. Qua bài viết sau đây, Luật Hoàng Phi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về biện pháp pháp bảo lãnh theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Thế nào là Bảo lãnh?

Biện pháp bảo lãnh được quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

” 1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì bảo lãnh được hiểu là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đến hạn. Ví dụ: Cha mẹ bảo lãnh cho con vay tiền ở ngân hàng, khi đến hạn thanh toán, người con không trả được khoản vay; cha mẹ này thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho con. Về hình thức, nội dung bảo lãnh có thể được ghi nhận ngay trong hợp đồng chính được bảo đảm hoặc được lập thành văn bản riêng. Phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh do các bên thỏa thuận. Việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thay cho bên được bảo lãnh có thể thông qua các hình thức khác nhau do các bên thỏa thuận như: thực hiện trực tiếp nghĩa vụ thanh toán, thế chấp tài sản để đảm bảo thanh toán,….

Bảo lãnh khác gì so với các biện pháp bảo đảm khác ?

Khi lựa chọn biện pháp bảo đảm cho giao dịch dân sự, một số người còn khá lúng túng vì không phân biệt được bảo lãnh với các biện pháp thông dụng như đặt cọc, cầm cố, thế chấp. Sau đây là một số điểm khác biệt cơ bản của bảo lãnh so với các biện pháp bảo đảm khác:

Thứ nhất: Trong bảo lãnh có sự xuất hiện của một chủ thể thứ ba ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ đó là bên bảo lãnh.

Trong các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp, tín chấp chỉ có sự xuất hiện của hai bên là bên có quyền và nghĩa vụ của hợp đồng chính. Nếu tài sản được dùng để bảo đảm trong cầm cố, thế chấp cũng thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ được bảo đảm, thì tài sản được dùng để bảo đảm (nếu có) trong bảo lãnh không thuộc sở hữu của bên được bảo lãnh. Nắm được điểm khác biệt này, ta có thể lựa chọn biện pháp bảo đảm phù hợp để áp dụng. Ví dụ: Doanh nghiệp A góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty TNHH B, tài sản góp vốn này phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. Chủ sử dụng đất và có quyền định đoạt với quyền sử dụng đất khi đó là công ty B. Doanh nghiệp A muốn vay tiền tại ngân hàng không thể thế chấp bằng quyền sử dụng đất đã góp vốn mà chỉ có thể yêu cầu Công ty B bảo lãnh cho hợp đồng vay của mình (Công ty B thế chấp quyền sử dụng đất để bảo lãnh cho hợp đồng vay của doanh nghiệp A).

Thứ hai: Nếu tính chất bảo đảm trong cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ được gắn liền với tài sản bảo đảm thì trong quan hệ bảo lãnh tính chất bảo đảm được thể hiện thông qua sự cam kết của người thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh). Tuy nhiên, biện pháp bảo lãnh cũng có mối quan hệ với các biện pháp bảo đảm khác. Điều này thể hiện qua việc bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, đặt cọc, hay ký quỹ để đảm bảo thực nghĩa vụ bảo lãnh của mình.

Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo lãnh dân sự: 1900 6557

KHI QUÝ KHÁCH HÀNG GẶP KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ BẢO LÃNH, ĐỪNG NGẦN NGẠI HÃY LIÊN HỆ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557

TỔNG ĐÀI 1900 6557 sẽ tư vấn giúp Quý khách hàng những vấn đề sau:

– QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ của các bên trong quan hệ bảo lãnh;

– HÌNH THỨC của hợp đồng bảo lãnh;

– PHẠM VI bảo lãnh;

– Các tranh chấp liên quan đến quan hệ bảo lãnh và toàn bộ các vấn đề khác liên quan đến quy định pháp luật về bảo lãnh.

CÁCH THỨC KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN QUY ĐỊNH BẢO LÃNH: 1900 6557

Hiện nay việc giao kết các loại hợp đồng ngày càng phổ biến, trong đó với những hợp đồng có giá trị lớn như hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…thì việc sử dụng biện pháp bảo đảm là cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn còn chưa biết rõ về biện pháp bảo lãnh và không biết có nên áp dụng biện pháp bảo lãnh hay không thì bạn có thể kết nối tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN QUY ĐỊNH BẢO LÃNH 1900 6557 để các Luật sư của chúng tôi trợ giúp về mặt pháp lý giúp bạn đưa ra quyết định chính xác. TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 của chúng tôi hoạt động 24/24 nên quý khách hàng có thể kết nối bất cứ lúc nào. 

Lưu ý:

– Khách hàng có thể lựa chọn điện thoại cố định hoặc điện thoại di động và “KHÔNG” cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới Tổng đài 1900 6557.

– Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn: 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 10h tối tất cả các ngày trong tuần trừ ngày lễ, tết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi