Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tư vấn giải quyết tranh chấp về lối đi chung
  • Thứ tư, 18/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1827 Lượt xem

Tư vấn giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Gia đình em và nhà hàng xóm có sử dụng một lối đi chung được 15 năm nay. Tuy nhiên bây giờ họ lại chắn lối đi chung đó lại không cho gia đình em sử dụng nữa. Vậy luật sư cho em hỏi trong trường hợp này gia đình em phải làm thế nào

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có vấn đề nhờ luật sư giải đáp giúp tôi như sau: 

Gia đình em và gia đình hàng xóm có sử dụng một lối đi chung được khoảng 15 năm nay. Ban đầu lối đi chung này là phần đất của gia đình hàng xóm nhưng hai bên có thỏa thuận vơi nhau bằng miệng là dùng phần đất đó để làm lối đi chung. Nhưng bây giờ do xích mích một số vấn đề liên quan đến con cái nên nhà hàng xóm đã lấy cây rào chắn ngang đường đi không cho gia đình em sử dụng nữa. Theo một thông tin em được biết thì gia đình hàng xóm còn muốn xây tường để chắn lối đi chung đó. Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này gia đình em phải làm thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi này chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Chủ sở hữu đất đai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với mành đất của mình. Tuy nhiên có một số trường hợp muốn khai thác, sử dụng đất thuộc sở hữu thì phải dựa trên bất động sản của chủ sở hữu khác. Do vậy pháp luật quy định một số quyền của cá nhân, tổ chức đối với bất động sản liền kề.

Tại Điều 245 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Điều 254. Quyền về lối đi qua

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và gia đình hàng xóm 15 năm trước đã có thỏa thuận về mở lối đi chung của hai nhà và sử dụng lối đi đó đến tận bây giờ. Pháp luật có quy định chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Tư vấn giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Tư vấn giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Trường hợp này lối đi chung thuộc phần đất của nhà hàng xóm cho nên gia đình bạn hưởng quyền về lối đi chung này thì phải đền bù cho gia đình hàng xóm một khoản tiền để sử dụng lối đi qua. Trước đây hai bên mới chỉ thỏa thuận bằng miệng với nhau và không biết có đền bù chưa.

Khi xảy ra tranh chấp pháp luật khuyến khích các bên tự hòa giải, cho nên hai gia đình có thể tiến hành tự thương lượng và hòa giải với nhau.

Nếu như gia đình bạn và nhà hàng xóm không thương lượng được thì có thể nhờ đến cơ quan chính quyền địa phương để giải quyết theo Điều 202 Luật đất đai 2013:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu như Ủy ban nhân dân xã hòa giải không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có đất (lối đi qua) tranh chấp để được giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi