Số Điện Thoại Tổng Đài Tư Vấn Bảo Hiểm Thất Nghiệp Miễn Phí
Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp 1900 6557 là kênh tư vấn hiệu quả, nhanh chóng, đáp ứng mọi thắc mắc của khách hàng. Toàn bộ những thông tin về: đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đóng, điều kiện hưởng, hồ sơ, thời gian… đều được giải đáp chi tiết.
Bạn đang gặp các vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý cụ thể là chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa biết gọi cho ai để được tư vấn? Bạn search google nhưng cho quá nhiều kết quả với từ khóa Số điện thoại tổng đài bảo hiểm thất nghiệp? Để giải đáp vướng mắc trên cho quý khách hàng Luật Hoàng Phi xin cung cấp bài viết dưới đây.
Trong những năm qua, bảo hiểm thất nghiệp là vấn đề được người lao động hết sức quan tâm để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thông qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1900 6557, khách hàng có thể đặt câu hỏi cho chuyên viên hoặc luật sư tư vấn liên quan đến vấn để bảo hiểm thất nghiệp và ngay lập tức Quý khách hàng có thể nhận được câu trả lời để giải quyết vụ việc của mình.
Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến: 1900 6557
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi của người lao động khi ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, trợ cấp thất nghiệp sẽ giúp người lao động giảm bớt khó khăn về tài chính khi chưa tìm kiếm được việc làm.
Bảo hiểm thất nghiệp là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung – quỹ bảo hiểm thất nghiệp – được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (người lao động, người sử dụng lao động, và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về việc làm dưới góc độ khoa học.
Dưới góc độ pháp lý: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013).
Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp
Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm. Hỗ trợ người lao động (NLĐ) bị thất nghiệp được học nghề. Đồng thời được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (BHYT). Vì được đảm bảo bằng một khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất đi, cũng như được hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề hoặc đào tạo lại để chuyển đổi nghề, những NLĐ bị mất việc làm sẽ được hỗ trợ kịp thời. Đây là một trong những giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết những phức tạp xung quanh vấn đề lao động – việc làm.
Khi người lao động không có việc làm hay người lao động thất nghiệp đi đôi với việc này là người lao đông cũng mất luôn nguồn thu nhập. Do đó, để tránh việc người lao động gặp khó khăn trong những tháng đầu thất nghiệp và có thời gian để tìm kiếm công việc mới, bảo hiểm thất nghiệp ra đời và tạm thời sẽ giải quyết khó khăn trước mắt cho người lao động.
Việc am hiểm quy định của Bảo hiểm thất nghiệp sẽ có tác dụng hỗ trợ người lao động tham gia thị trường lao động. Từ nhu cầu đó, chúng tôi đã triển khai kênh tư vấn bảo hiểm thất nghiệp qua Tổng đài 1900 6557.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng
Theo quy định được ghi nhận tại Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:
– Người lao động đóng 1% tiền lương tháng.
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:
– Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng
– Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định Luật Việc Làm
Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng sau bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định.
Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp
(i) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
(i) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối hợp đồng lao động xác định/không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
Tổng đài Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp tư vấn những nội dung gì?
Trong quá trình tư vấn về Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, Tổng đài tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp 1900 6557 của Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn các vấn đề sau:
– Tư vấn đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tư vấn về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tư vấn mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tư vấn về bảo hiểm y tế khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Tư vấn các chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tư vấn về cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giả quyết về bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn giải đáp các vướng mắc, tranh chấp phát sinh liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn về các vấn đề khác liên quan đền bảo hiểm thất nghiệp…
Thời gian tư vấn của tổng đài bảo hiểm thất nghiệp có hạn chế không?
Số điện thoại tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp nhằm giải đáp mọi thắc mắc pháp lý của quý khách hàng nên chúng tôi sẽ không đặt ra giới hạn về thời gian tư vấn.
Thời gian tư vấn dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào yêu cầu và thắc mắc của từng khách hàng. Vì vậy, quý khách có thể yên tâm bày tỏ băn khoăn hay vấn đề chưa rõ cần được giải đáp với các chuyên viên của chúng tôi một cách thoải mái nhất.
Thêm một lưu ý, chúng tôi hoạt động vào giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 8h00 đến 17h00), thứ 7 chỉ làm việc buổi sáng từ 8h00 đến 12h nhằm hỗ trợ khách hàng kịp thời với những vướng mắc phát sinh về tham gia, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, Quý vị có thể dễ dàng liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.
Các hình tư vấn bảo hiểm thất nghiệp qua tổng đài tư vấn 1900 6557
Để có thể được Luật sư hoặc chuyên viên tư vấn của bảo hiểm thất nghiệp, khách hàng có thể lựa chọn một trong những cách sau:
– Gọi điện thoại tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1900 6557 và làm theo hướng dẫn lời chào trong Tổng đài để kết nối trực tiếp với Luật sư hoặc chuyên viên tư vấn của Tổng đài.
– Gửi thư tư vấn tới email chính của công ty tại địa chỉ: lienhe@luathoangphi.vn.
Lưu ý:
– Để được giải đáp ngay thắc mắc và tiết kiệm thời gian, khách hàng nên lựa chọn việc tư vấn bảo hiểm xã hội qua Tổng đài tư vấn 1900 6557.
– Thời gian tư vấn của tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp 1900 6557 từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần trong khoảng thời gian sáng tư 8h-12h và chiều từ 1h đến 5h, thứ 7 chỉ làm việc buổi sáng từ 8h đến 12h.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn bảo hiểm thất nghiệp qua tổng đài 1900 6557
Không phải ai cũng có thời gian, tiền bạc để đến trực tiếp văn phòng Luật để được tư vấn bảo hiểm thất nghiệp hoặc cần được tư vấn ngay, cách đơn giản nhất là gọi điện đến Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp 1900 6557. Lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài tư vấn như sau:
– Tư vấn nhanh chóng, chính xác, chất lượng;
– Tiện lợi, mọi lúc, mọi nơi;
– Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức;
– Hướng tới sự hài lòng của khách hàng là tôn chỉ hoạt động của chúng tôi;
– Tạo dựng giá trị, giữ vững niềm tin nơi khách hàng.
Tư vấn của tổng đài bảo hiểm thất nghiệp có mất phí không?
Chi phí luôn là vấn đề nhạy cảm mà mỗi chúng ta đều quan tâm khi sử dụng bất kỳ loại hình dịch vụ nào.
Tuy nhiên, số điện thoại của tổng đài bảo hiểm thất nghiệp của chúng tôi xây dựng nhằm tư vấn pháp luật miễn phí cho ai có nhu cầu. Vì vậy, bạn sẽ không phải mất khoản phí nào cho việc tư vấn mà chỉ tốn một khoản tiền rất nhỏ cho cước gọi.
Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp 1900 6557
Để giúp khách hàng chủ động trong việc kết nối với tổng đài tư vấn. Chúng tôi thông báo thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 hàng tuần
– Thời gian làm việc: Sáng 8h -12h và chiều từ 1h – 5h từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 chỉ làm việc buổi sáng từ 8 giờ đến 12 giờ.
Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp 1900 6557 sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật hàng tuần, ngày lễ, tết hoặc những ngày khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi khách hàng có thắc mắc và cần được tư vấn về bảo hiểm thất nghiệp, khách hàng đừng quên nhấc máy và gọi ngay đến Luật Hoàng Phi theo số 19006557 – Một cuộc gọi, mọi vấn đề
Hãy gọi cho chúng tôi!
1900 6557 – MỘT CUỘC GỌI – MỌI VẤN ĐỀ
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
Bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (Khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014)....
Thời gian nhận (lãnh) tiền bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng?
Hiện nay, người lao động ngoài việc quan tâm tới thời gian nhận (lãnh) trợ cấp thất nghiệp họ còn quan tâm tới hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp....
Đang hưởng lương hưu muốn ra nước ngoài định cư có được hưởng bảo hiểm nữa không?
Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi đang hưởng lương hưu muốn ra nước ngoài sinh sống thì lương hưu của tôi giải quyết như thế...
Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2024 như thế nào?
Chế độ thai sản là một trong những chế độ có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo và hỗ trợ người lao động trong quá trình nghỉ thai sản. Mỗi người lao động cần nắm rõ các quy định của pháp luật về chế độ thai sản để đảm bảo quyền và lợi ích...
Không làm việc theo hợp đồng có được tham gia bảo hiểm xã hội không?
Tôi là lao động tự do, không làm việc theo bất kỳ hợp đồng nào. Hiện tại tôi muốn tham gia bảo hiểm xã hội có được không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này? Tôi cần đáp ứng điều kiện gì để tham gia bảo hiểm xã...
Xem thêm