Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 613 Lượt xem

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như thế nào?

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được quy định tại Điều 196 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:

1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật này.

2. Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.

3. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp: 

a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật này

b) Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công. 

Tư vấn về Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 

Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, hòa giải viên lao động phải tiến hành các thủ tục và phải hòa giải trong thời gian chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải từ bên tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân. Về nguyên tắc, phiên hòa giải sẽ được tiến hành khi đồng thời có mặt của các bên tranh chấp hoặc đại diện của các bên. 

Trong khi hòa giải tranh chấp lao động, hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp. Trường hợp hòa giải thành, thì biên bản hòa giải thành thể hiện đầy đủ nội dung mà các bên đã đạt được thỏa thuận, cũng như có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động, nó có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.

Còn nếu hòa giải không thành, hòa giải viên vẫn có trách nhiệm lập biên bản và đưa ra phương án của mình để các bên xem xét. Nếu đồng thuận, các bên sẽ thực hiện phương án này và đương nhiên biên bản hòa giải thành này cũng có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể tương tự như trường hợp trên.

Nếu vẫn không đi đến sự thống nhất, các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp của họ. Tuy vậy, phải thấy rằng với một khoảng thời gian rất ngắn, đặc biệt khi có những tranh chấp lao động phức tạp, lớn hoặc có liên quan giữa nhiều tổ chức đại diện của các bên với nhau, thì trong một số trường hợp quy định này cũng có thể làm vô hiệu hóa thủ tục hòa giải trên thực tiễn. Do đó, điều cần thiết là phải đưa ra các thời hạn hòa giải khác nhau cho các loại tranh chấp dựa trên tính chất, mức độ và nội dung của vụ việc tranh chấp lao động 

Đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành, thì các bên tranh chấp trong tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền thực hiện các thủ tục giải quyết tiếp theo. Cụ thể, các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục để đình công. 

Điểm cần chú ý là đối với trường hợp “một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành” khi mà lúc này biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, tranh chấp này vẫn được xem như tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà không phải tranh chấp lao động tập thể về quyền. Và khi đó, tổ chức đại diện người lao động vẫn có quyền tiến hành thủ tục để đình công hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi