Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tranh chấp liên quan đến việc xác định người thừa kế giải quyết thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 539 Lượt xem

Tranh chấp liên quan đến việc xác định người thừa kế giải quyết thế nào?

Một trong những tranh chấp thường xảy ra đó là Tranh chấp liên quan đến việc xác định người thừa kế. Nếu Khách hàng đang băn khoăn vui lòng theo dõi bài viết sau cùng chúng tôi để có được các thông tin hữu ích.

Khách hàng quan tâm đến Tranh chấp liên quan đến việc xác định người thừa kế giải quyết thế nào vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Tranh chấp giữa nguyên đơn là bà A với bị đơn là ông B.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1. Bà C (chị gái ông Q)

2. Bà DT (cháu ông Q). Trú tại: nhà ở thành phố Y.

3. Ông Đ. Tóm tắt nội dung vụ án:

Bà A và ông Q chung sống với nhau từ năm 1983, không có đăng ký kết hôn, không có con chung. (Trước đó, bà A đã kết hôn với ông D và ly hôn năm 1988). Nhà ở thành phố Y là tài sản do ông Q được hưởng thừa kế của cha mẹ để lại.

Năm 1999, ông Q chuyển nhượng 1 phần diện tích đất thổ cư nói trên và gửi tiền vào Ngân hàng nông nghiệp thành phố Đà Lạt 4.700USD.

Ngày 23/10/2000, ông Q chết, có di chúc để lại toàn bộ tài sản cho chị gái là bà C.

Bà Thành gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân

Bà A không thừa nhận di chúc của ông Q, đề nghị chia theo pháp luật di sản của ông Q gồm: 1 nhà diện tích 31,26m” toạ lạc trên diện tích 53,24m2 đất (chưa trừ lộ giới) và 1.052m2 đất nông nghiệp (hiện bà cho ông Đ thuê). Đối với số tiền 4.700USD khi ông Q chết, ông B đã rút về chi phí mai táng, xây mộ hết 1.400USD, số còn lại 3.300USD ông B phải hoàn lại cho bà.

Phía bị đơn trình bày:

– Không thừa nhận bà A là vợ ông Q.

– Không đồng ý trả tiền cho bà A vì khi ông Q gửi tiền có dẫn ông đi theo và cùng ký tên vào sổ gửi tiền, số tiền trên ông đã chi phí mai táng cho ông Q, trả nợ thay ông Q, sửa chữa nhà cho bà Thành, phần còn lại xây mồ mả tổ tiên theo ý nguyện của ông Q.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

– Bà DT cho rằng khối di sản ông Q để lại bà có một phần công sức tạo lập cũng như trông coi quản lý nên đề nghị được hưởng 1/2 khối di sản này.

– Bà C không đồng ý với yêu cầu của bà A và bà DT vì ông Q đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản là nhà đất cho bà.

Vụ án trên đã được nhiều cấp tòa án giải quyết:

– Bản án số 39/2005/DS-ST ngày 17/6/2005 của Tòa án nhân dân thành phố Đ tuyên xử:

– Bác toàn bộ yêu cầu của bà A yêu cầu chia di sản thừa kế tại nhà ở thành phố Y của ông Q.

– Bác yêu cầu kiện đòi chia thừa kế của Bà DT đối với khối di sản của ông Q tại nhà ở thành phố Y.

– Xác định khối di sản của ông Q để lại gồm 53,24m2 đất ở và 1.052m2 đất nông nghiệp có tổng trị giá 1.554.447.000 đồng và 3.300USD.

– Huỷ hợp đồng thuê quyền sử dụng đất giữa bà A và ông Đ. – Công nhận tờ di chúc của ông Q là hợp pháp.

– Chấp nhận yêu cầu của bà C buộc bà A phải giao cho bà C toàn bộ điện tích đất nông nghiệp, đất ở và nhà tại nhà ở thành phố Y.

– Ghi nhận sự tự nguyện của bà C thanh toán cho bà A số tiền là 7.815.000 đồng.

– Bà A được quyền lưu cư tại nhà ở thành phố Y trong thời gian 6 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, Tòa án còn tuyên phần án phí, trong đó phần án phí Bà DT phải chịu là 23.544.460 đồng.

Ngày 27/6/2005, bà A có đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm nói trên với nội dung: không đồng ý quyết định của bản án sơ thẩm, đề nghị công nhận bà là vợ của ông Q và xin hưởng di sản thừa kế của ông Q, yêu cầu ông B trả lại cho bà 3.300USD.

Ngày 26/7/2005, VKSND thành phố Y có quyết định kháng nghị Số 02/KN-DS kháng nghị bản án sơ thẩm nói trên theo hướng huy án sơ thẩm với lý do: Bản án sơ thẩm không đưa những người thuộc hàng thừa kế thứ 2 của ông Q vào tham gia tố tụng; không công nhận bà A là vợ ông Q là không đúng quyết định của bản án không đề cập đến yêu cầu thừa kế số tiền 3.300 USD của bà A là vi phạm.

Bản án số 156/2005/DS-PT ngày 26/09/2005 của TAND tỉnh Z:

– Công nhận sự thoả thuận của các đương sự như sau

+ Bà C phải thanh toán cho bà A số tiền 220.000.000 đồng; bà A được lưu cư tại nhà nhà ở thành phố Y trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nhận được số tiền trên.

+ Bà C được quản lý sử dụng căn nhà 31,26m? tại số nhà ở thành phố Y toạ lạc tại diện tích đất 53,24m2 đất xây dựng và sử dụng 1.052m2 đất nông nghiệp, bà C có trách nhiệm liên hệ với cơ quan chức năng để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

– Phần liên quan đến ông Trung, ông Đ, Bà DT và các phần khác không có kháng cáo nên có hiệu lực pháp luật.

Ngày 18/11/2005, Bà DT có đơn khiếu nại Bản án dân sự phúc thâm nói trên với nội dung:

– Bà là người có công sức tạo lập di sản thừa kế là đất thổ cư và đất nông nghiệp.

Đất thổ cư là do bà khai phá, đến năm 1983 bà đã xin phường làm một căn nhà gỗ cho ông Q ở trên một phần diện tích đất này.

Đất nông nghiệp do ông nội bà khai phá, do tập đoàn sử dụng. Năm 1986, hộ gia đình bà được tập đoàn chia 1.400m. Năm 1988, bà giao cho ông Q 500m đất. Từ năm 1962 đến năm 1988, bà liên tục góp công sức trên mảnh đất này.

– Án phí dân sự sơ thẩm buộc bà phải nộp 23.544.400 đồng, bà đã nộp 842.113 đồng, còn lại 22.702.347 đồng.

Nhận xét vụ án:

1. Nguồn gốc đất do ông Q để lại:

– Theo lời khai của bà A, ông B (BL 16, 17) và những người trong gia tộc ông Q như ông N (BL 14), bà C (BL 64), Bà DT (BL 55), ông T (BL 60), bà Bửu (BL 191) đều xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp là do ông Q được thừa kế của cha mẹ. Biên bản họp Hội đồng gia tộc (BL 190) thống nhất những tài sản trên là của ông Q. không đồng ý chia cho bà A.

– Bà DT cho rằng đất thổ cư có diện tích 350m là do bà khai phá, năm 1983 bà đã làm 01 nhà gỗ và cho ông Q ở trên phần diện tích này. Tại biên bản lấy lời khai ngày 21/6/2001 (BL 67). Bà DT cho rằng năm 1983, ông Q từ Minh Hải về lại Đà Lạt sống chung cùng gia đình bà có nhiều bất tiện nên vợ chồng bà tự nguyện cho ông Q căn nhà và lô đất 350mnói trên, không làm giấy tờ, giá trị lô đất tại thời điểm đó không đáng kể, ông Q không phải làm nghĩa vụ gì với vợ chồng bà. Tuy nhiên, bà không xuất trình được chứng cứ chứng minh thủa đất trên là do bà khai phá được.

– Đối với nhà và đất thổ cư, ông Q đã liên tục sử dụng ổn định từ năm 1983, đất không có tranh chấp. Mặc dù ông Q chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các đương sự cũng không cung cấp được các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 nhưng ông Q đã xây dựng được nhà ở trên đất, qua xác minh của Toà án nhân dân thành phố Y thì Ủy ban nhân dân phường 8 xác nhận nhà đất trên không thuộc diện giải toả theo quy hoạch của nhà nước, nhà đất thuộc quy hoạch khu dân cư (BL 268) nên Toà án giải quyết yêu cầu chia thừa kế di sản do ông Q để lại là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất là đúng quy định của pháp luật (theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình). Bà A không chứng minh được bà có công sức đóng góp tạo dựng thửa đất trên nên yêu cầu của bà đòi hưởng công sức đóng góp bằng , giá trị nhà đất của ông Q là không có cơ sở chấp nhận.

– Đối với diện tích đất nông nghiệp:

+ Ông Q đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

+ Bà DT có khiếu nại nguồn gốc đất là của ông nội bà (tức bố của ông Q) khai phá, sau đó được đưa vào tập đoàn sản xuất. Khi tập đoàn tan rã bà được chia đất để canh tác. Năm 1988, bà đã giao cho ông Q 500m2 đất. Bà liên tục có công sức đóng góp trên mảnh đất này đến năm 1988. Tuy nhiên, bà không xuất trình được chứng cứ chứng minh phần đất nông nghiệp này bà được giao để sản xuất khi tập đoàn tan rã. Tại phiên toà sơ thẩm, bà có lời khai nguồn gốc di sản của ông Q là do bố ông Q để lại (BL 243). Bà cũng thừa nhận bà không có giấy tờ chứng minh công sức khai phá đất và trông coi đất của mình (BL 141). Do vậy, bản án sơ thẩm đã bác yêu cầu này của bà DT là có căn cứ.

– Bà DT cũng không có đơn kháng cáo nên bản án phúc thẩm cũng không xem xét phần bản án sơ thẩm có liên quan đến bà Tân.

2. Người thừa kế của ông Q:

– Bà C xuất trình di chúc của ông Q lập ngày 16/9/2004 có nội dung ông Q để lại cho bà C tài sản là đất thổ cư và đất sản xuất (BL 163). Di chúc này bà A không công nhận là do ông Q lập, tuy nhiên theo công văn số 1726/C21-C11 của Phân viện khoa học hình sự ngày 19/4/2002 kết luận giám định mẫu chữ viết trên bản di chúc này với một số tài liệu có bút tích của ông Q cho thấy đều do cùng một người viết ra (BL 193). Do vậy, về mặt hình thức di chúc trên là hợp pháp nên bà C là người thừa kế theo di chúc của ông Q.

– Bà A không đăng ký kết hôn với ông Q theo quy định của pháp luật. bà A cho rằng bà chung sống với ông Q như vợ chồng từ năm 1983. Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân của bà với người chồng trước là ông D đến năm 1988 mới chấm dứt bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Do vậy, bản án sơ thẩm xác định thời điểm sống chung của ông Q và bà A chỉ được xác nhận kể từ ngày bà A ly hôn với ông D là có cơ sở. Năm 2000, ông Q chết. Do vậy, theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003, bà A được coi là vợ của ông Q (giữa hai người có quan hệ hôn nhân thực tế từ năm 1988) nên bà là người thừa kế theo pháp luật của ông Q. Mặc dù, di chúc của ông Q không cho bà A được hưởng thừa kế nhưng bà A là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (theo Điều 672 BLDS 1995). Nên bà A vẫn được hưởng 2/3 di sản do ông Q để lại. (Vì ông Q chỉ có một người thừa kế theo pháp luật hàng thừa kế thứ nhất là bà A).

3. Sự thoả thuận của các đương sự tại Toà án cấp phúc thẩm

– Tuy nhiên, tại phiên toà phúc thẩm, bà A và bà C đã thoả thuẫn với nhau về việc bà C được nhận di sản thừa kế là nhà đất ông Q để lại, bà C sẽ thanh toán cho bà A 220.000.000 đồng, thời gian cho bà A lưu cữ là 03 tháng kể từ ngày được bà C thanh toán tiền (BL 288). Thoả thuận về việc hòa giải giữa hai bên là tự nguyện và đúng pháp luật, bà A cũng thống nhất không tranh chấp với ông B về số tiền 3.300USD (BL 287), Viện Kiểm sát tỉnh Z, rút kháng nghị và đề nghị Toà án công nhận thoả thuận của các đường sự. Toà án cấp phúc thẩm quyết định công nhận thoả thuận trên của các đương sự là đúng pháp luật.

Do vậy, khiếu nại của bà DT là không có cơ sở.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi