Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tranh chấp đối với phần di sản mà người để lại di sản đã tặng cho người khác trước khi chết
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 665 Lượt xem

Tranh chấp đối với phần di sản mà người để lại di sản đã tặng cho người khác trước khi chết

Thực tiễn giải quyết Tranh chấp đối với phần di sản mà người để lại di sản đã tặng cho người khác trước khi chết được chúng tôi cung cấp thông tin qua bài viết với các bản án cụ thể.

Tranh chấp đối với phần di sản mà người để lại di sản đã tặng cho người khác trước khi chết được pháp luật hiện nay giải quyết như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Tranh chấp đối với phần di sản mà người để lại di sản đã tặng cho người khác trước khi chết

Bản án Số 15-STDS ngày 12/03/2002 của Toà án nhân dân huyện C.T, tỉnh K đã xử việc chia thừa kế giữa nguyên đơn là anh T và các đồng bị đơn là anh Th, anh E và chị A.

Xin tóm tắt dung vụ án như sau:

Hai vợ chồng cụ Bùi Văn T và cụ Lê Thị H sinh được 5 người con là: anh Bùi Văn T (chết năm 1991 chưa vợ con), anh T, anh Th, anh E và chị A. Anh T đi bộ đội và sau đó xuất ngũ về ở cùng với bố mẹ (cụ M và cụ N). Cụ M và cụ N có 2 khu nhà vườn trong cùng một xã.

Một khu vườn là nơi hai cụ ở với anh T, anh Th và anh E, khu vườn thứ hai có một ngôi nhà lợp ngói 3 gian cấp bốn ở cuối xã (do bố mẹ của cụ M để lại cho hai cụ). Năm 1994, các cụ đã làm giấy tờ (có xác nhận của Ủy ban nhân dân huyện C.T) cho anh T sở hữu.

Năm 1995, anh T được nhận làm bảo vệ của Công ty Rạch Giá. Anh đã cho vợ chồng, con trai anh Th ở để trông coi nhà cửa vườn tược cho anh. Cụ N mất năm 2000. Cụ M mất năm 2004, đều không để lại di chúc.

Tháng 8/2004, các con trai của hai cụ đã thoả thuận chia di sản thừa kế như sau:

Ngôi nhà trước đây các cụ cho chị A nay chia cho anh E và vợ con của anh. Khu vườn và nhà 2000 m2 đất chia cho anh T 1000 m2 cùng với ngôi nhà mà khi còn sống cha mẹ họ ở để xây dựng nhà thờ tại đó. Còn 1000 m đất cùng với 2 gian nhà mà các cụ đã xây dựng lên chia cho anh , anh Th cùng vợ con họ. Chị A không được chia vì họ cho rằng chị A đã đi lấy chồng và được cơ quan phân nhà tập thể.

Chị A khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền hưởng thừa kế của cha mẹ và xác định quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của chị.

Tại bản án sơ thẩm nói trên, TAND huyện C.T đã quyết định:

Hai khu vườn nhà 2000 m và 120 m2 trên là di sản thừa kế của cụ N và cụ M để lại vì HĐXX cho rằng nhà và đất mà hai cụ cho chị A chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Những người thừa kế theo pháp luật của hai cụ là anh T, anh Th, anh E và chị A.

Trích phần công sức xây nhà của vợ chồng anh T là 22.650.000 đồng. Không đồng ý với quyết định trên của án sơ thẩm, chị A có đơn kháng cáo và vụ án trên đã được Toà án nhân dân tỉnh K xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.

Tại bản án Số 103-DSPT ngày 21/11/2003. Hội đồng xét xử nhận định: phần di sản đã tặng cho chị A thuộc quyền sở hữu của chị A nên không tính phần này vào khối di sản. Ngôi nhà 5 gian và 2000 m2 đất là di sản thừa kế xác nhận công sức đóng góp của vợ chồng anh T là 22.650.000 đồng.

Chia di sản thừa kế cho anh T, anh Th, anh E, chị A.

Như vậy, qua vụ tranh chấp trên chúng tôi thấy rằng Toà sơ thẩm đã sai lầm trong việc xác định phần tài sản mà cụ M và cụ M đã cho chị A là di sản thừa kế. Việc tặng cho đã có hiệu lực pháp luật thì phần tài sản đó không còn thuộc sở hữu của người tặng cho. Việc Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định khối di sản của hai cụ không tính phần nhà và đất đã cho chị A là hoàn toàn chính xác, đúng với quy định của pháp luật.

Tranh chấp thừa kế đối với phần di sản mà người để lại di sản tạm giao cho người khác quyền sử dụng

Một vụ tranh chấp thừa kế do nguyên nhân nói trên có nội dung tóm tắt như sau:

Vợ chồng hai cụ: V và cụ Kh sinh được 9 người con, trong đó có hai người trong chiến tranh khi chưa có vợ con. Còn 7 người theo thứ tự là ông Th, ông Ng, bà M, ông T, bà B, bà N, ông Q (ông Q đã chết năm 1976, có vợ và có 5 người con). Cụ Kh mất năm 1972, cụ V mất năm 1993, đều không để lại di chúc.

Cụ Kh và cụ V có khối tài sản chung gồm 138 m nhà trên diện tích đất vườn trồng cây lâu năm và 2871 m tạo lập tại ấp M xã P thành phố M cùng một số tài sản thuộc tư liệu tiêu dùng khác.

Ông Th và ông Ng yêu cầu Toà án chia di sản mà cha mẹ họ để lại. Vào thời điểm tranh chấp, ông Th đang sử dụng 1314 m đất vườn. Ông H sử dụng 700 m đất vườn. Phần nhà đất còn lại do bà M quản lý, sử dụng.

Ông Th, ông H cho rằng diện tích đất vườn mà các ông đang sử dụng do được bố mẹ cho riêng nay các ông xin chia thừa kế phần nhà đất còn lại của bố mẹ. Bà M xác định nhà đất đó là của cha mẹ nhưng nhà hiện nay do bà xây dựng và sửa chữa lại còn nhà cũ đã bị hư hỏng nên bà không đồng ý chia thừa kế phần giá trị nhà. Bà yêu cầu được hưởng toàn bộ nhà, đất và bà đồng ý thanh toán giá trị đất cho các đồng thừa kế được hưởng.

Bà là người thực tế đã chăm nuôi cụ V trước khi cụ mất nên bà yêu cầu được thanh toán chi phí và công sức chăm nuôi cụ V trong thời gian cụ ốm đau trước khi mất cùng các khoản tiền chi phí mai táng khi cụ V chết. Bà B xin nhường kỷ phần thừa kế cho ông Th. Ông T, bà N xin nhường kỳ phần thừa kế cho bà M. Các con ông Q xin được nhận kỷ phần thừa kế của cha mình được hưởng theo luật định.

Toà án nhân dân thành phố M cho rằng phần đất mà ông Th, ông Ng đang sử dụng là tài sản đã được cụ V, cụ Kh cho trước khi chết nên không nhập vào di sản thừa kế để chia.

Bản án phúc thẩm Số 47-DSPT ngày 7/3/1997 của Toà án nhân dân tỉnh T sửa án sơ thẩm. Cụ thể:

– Ông Th được hưởng giá trị di sản thừa kế là 12.685.570 đồng.

– Ông Ng hưởng giá trị di sản thừa kế là: 6.332.785 đồng và được toàn quyền sử dụng 700 m đất vườn.

Chúng tôi thấy rằng: Toà án cấp phúc thẩm đã xác định đúng những người thừa kế theo pháp luật của cụ V và cụ Kh nhưng lại thiếu chính xác trong việc xác định thời điểm mở thừa kế, và vì vậy dẫn đến việc xác định không đúng về di sản mà các cụ để lại.

Trong vụ thừa kế trên, phải phải xác định 700 m đất vườn mà cụ V cho ông Ng tạm cất nhà là di sản thừa kế của hai cụ để lại mới đúng, vì 700 mỏ đất này không có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nên việc cho đất không có hiệu lực pháp luật.

Tranh chấp thừa kế đối với phần di sản do một trong các đồng thừa kế đã bán

Trong thực tế thường xảy ra rất nhiều trường hợp là người thừa kế đang thực tế quản lý di sản hoặc đang được sử dụng di sản đã định đoạt di sản đó nên xảy ra tranh chấp khi những người thừa kế khác biết được việc làm này.

Cùng một nguyên nhân đó nhưng thực tế giải quyết của các Toà lại có các quan điểm khác nhau. Có Toà không thừa nhận hợp đồng mà trong đó người thừa kế đã định đoạt tài sản là phần di sản họ đang quản lý, có Tòa lại chấp nhận, có Tòa chỉ thừa nhận một phần hợp đồng đó. Chúng tôi xin nêu hai vụ án sau đây:

Vụ thứ nhất, Toà án không thừa nhận hợp đồng nói trên.

Bản án số 04 ngày 10/1/2003 của Toà án nhân dân quận T đã xét xử vụ tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn Phạm Thị Th và bị đơn là Phạm Văn T.

Tóm tắt vụ án như sau: Căn nhà số X phố S thành phố H là tài sản chung của cụ Q và cụ N. Hai cụ có 6 người con trong đó có ông T và bà Th. Cụ Q mất năm 1992 và Cụ N mất năm 1996, căn nhà hai cụ để lại trên 486m, hiện nay do ông T quản lý, ông T có công trong việc sửa chữa ngôi nhà này.

Bà Th có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại cho cả 6 người con bằng giá trị quyền sử dụng đất. ông T được nhận căn nhà cùng 78m diện tích đất nhưng phải thanh toán tiền cho các đồng thừa kế khác).

Ông T chỉ đồng ý chia phần di sản của cụ Q cho các anh chị em mà không đồng ý chia phần của cụ N (mẹ ông) cho những người thừa kế khác với lý do có di chúc của cụ N đã để lại cho ông. Ông T đã chuyển nhượng 1/2 diện tích đất đó cho ông Nguyễn H và hiện đang làm thủ tục sang tên.

Toà sơ thẩm xét thấy di chúc ông T xuất trình không có giá trị pháp lý vì di chúc được đánh máy và không có người làm chứng. Bác di chúc do ông T xuất trình. Xác định toàn bộ nhà và đất của hai cụ là di sản thừa kế, chia làm 6 phần theo quy định tại Điều 679 BLDS. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T và ông H bị tuyên vô hiệu vì đã vi phạm Điều 131, 137 BLDS, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, vi phạm ý chí tự nguyện…

Không đồng ý với quyết định của Toà án sơ thẩm, ông T kháng cáo. Án phúc thẩm đã quyết định y án sơ thẩm.

Trong vụ án trên, cả hai cấp Toà đều không thừa nhận hợp đồng giữa ông T và ông H, tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. Phần diện tích nhà đất là đối tượng chuyển giao trong hợp đồng xác định di sản thừa kế của cụ Q và cụ N. Chúng tôi cho rằng cả hai cấp Toà án đã xác định chính xác di sản thừa kế của cụ Q và cụ N.

Việc tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T và ông H là chính xác vì khối di sản đó thuộc sở hữu của tất cả những người thừa kế hàng thứ nhất của cụ Q và cụ N.

Vụ thứ hai, Toà án thừa nhận hợp đồng mà người thừa kế đã định đoạt di sản thừa kế.

Vụ án được tóm tắt như sau:

Vợ chồng các cụ K và cụ Ng có hai người con chung là T và Th. Ông Th chết năm 1955, (khi chết đã có vợ là C và có hai con là H và M). Cụ K chết năm 1961, cụ Ng chết năm 1990.

Cụ K và cụ Ng từ Trung Quốc sang Việt Nam từ trước năm 1945 mua chung căn nhà số 457 đường Dương Công Trung. Sau đó từ căn nhà này ông T xây cất lên thành ba căn nhà: 457/24, 457/26, 457/28 đường Công Trung quận 6 nay là đường Dương Thị Nhỏ quận 1, thành phố H. Năm 1961 cụ K, ông T bán căn nhà 457/28 để xây lại hai căn nhà còn lại.

Đến năm 1961, sau khi ông K chết bà Ng lên sinh sống tại thị xã Buôn Ma Thuật nên hộ khẩu gia đình và tờ khai nhà năm 1977 mang tên ông T và vợ ông là bà Tr. Do vậy, cơ quan có thẩm quyền về quản lý nhà đất đã cho 2 người này hợp thức hoá 2 căn nhà nói trên. Sau đó ông T bán 2 căn nhà này cho ông L với giá 190 lạng vàng vào năm 1992. H và M kiện yêu cầu chia thừa kế của ông bà nội.

Án sơ thẩm quyết định:

Hai căn nhà trên là di sản thừa kế của cụ K và cụ N trong đó có phần đóng góp của ông T.

Các thừa kế theo luật của cụ K và cụ Ng là ông T và người thừa kế thế vị là H và M (con của ông Th thế vị ông Th). Hợp đồng mua bán nhà giữa ông T và ông L vô hiệu và hậu quả giải quyết theo Điều 137, Điều 146 BLDS 1995.

Trị giá 02 căn nhà trên sau khi trừ đi phần công sức đóng góp của ông T là di sản thừa kế. Chia cho ông T, anh H và anh M.

Ông T kháng cáo yêu cầu xác định 02 căn nhà trên thuộc sở hữu của ông, qua đó công nhận hợp đồng mua bán giữa ông với ông L là hợp pháp, bác yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn.

Nguyên đơn yêu cầu y án sơ thẩm nhưng xin chia thừa kế bằng hiện vật.

Án phúc thẩm quyết định:

Công nhận việc mua bán nhà giữa ông T và ông L. Xác định tiền bán 2 căn nhà đó là di sản thừa kế mà cụ Ng và cụ K sau khi đã trừ đi phần công sức san nền của ông T cũng như công xây dựng căn nhà ấy. Xác định người thừa kế theo luật là ông T và hai con của ông Th.

Chúng tôi thấy rằng vụ án trên được giải quyết theo bản án Sơ thẩm là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, khi hợp đồng mua bán nhà giữa ông T với ông L đã hoàn tất thủ tục và người mua đã đứng tên quyền sở hữu nhà thì việc tuyên huỷ hợp đồng đó sẽ xảy ra rất nhiều phức tạp và việc thi hành án khó có thể thực hiện được. Vì vậy, giải quyết theo án Phúc thẩm tuy chưa phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng nhưng phù hợp với thực tế hiện nay.

Tranh chấp di sản thừa kế liên quan đến thù lao quản lý di sản

Tóm tắt vụ án:

Vợ chồng cụ C. và cụ L sinh được 3 người con là bà G, ông D và ông Th. Bà G không có chồng nhưng có con là anh B, cụ C chết năm 1970 cụ L chết năm, bà G chết năm 1972.

Cục và cụ L tạo lập được một lô đất vườn diện tích là 1.240 m2 tại Vạn Giã, Vạn Ninh trên diện tích đất vườn này có 9 cây dừa, 1 cây chè, hai cây vú sữa, và 1 giếng nước cùng với một số cây ăn quả khác do ông D trồng. Toàn bộ tài sản này do ông Đ (là con trai của ông D) quản lý và sử dụng cho đến thời điểm tranh chấp.

Tại Tòa án, ông Đ trình bày: ông không đồng ý chia di sản thừa kế, nếu phải chia thì phải thanh toán tiền công bảo quản cho ông trong 40 năm trông coi và quản lý. Toà sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện C đã trích trả cho ông Đ tiền công bảo quản, trông coi di sản bằng 1/2 một suất thừa kế theo luật.

Tại bản án phúc thẩm Số 29 PTDS ngày 16/7/1999 Toà án nhân dân tỉnh K quyết định:

Bác yêu cầu của ông Đ đòi đồng thừa kế phải thanh toán tiền công công bảo quản di sản của cụC và cụ L. Buộc ông Đ phải tháo dỡ nhà làm tạm quán cắt tóc để trả mặt bằng lại cho ông B trên diện tích đất ông B được chia.

Toàn bộ di sản của cụ C và cụ L chia đều cho các đồng thừa kế

Chúng tôi thấy rằng, việc Toà án nhân dân huyện C cho ông Đ hưởng thù lao quản lý di sản bằng 1/2 xuất thừa kế theo luật là không có cơ sở pháp luật cũng như không có cơ sở thực tế.

Về cơ sở pháp luật: Như đã phân tích trong cuốn sách này thì người quản lý di sản chỉ được hưởng thù lao “theo ý chí của người để lại di sản hoặc theo thoả thuận của những người thừa kế” trong khi ở vụ thừa kế nói trên thì người để lại di sản không lập di chúc và các đồng thừa kế cũng không thoả thuận cho người quản lý di sản hưởng thù lao trong việc quản lý di sản.

Về cơ sở thực tế: Di sản mà ông Đquản lý là diện tích đất mà ông đang sử dụng cho đến thời điểm tranh chấp vì thế “công quản lý” là một khái niệm trừu tượng, không có thực.

Giả sử ông Đ đã bỏ tiền để xây dựng hàng rào bao quanh khu đất để tránh sự lấn chiếm của người khác thì khoản tiền đó phải thanh toán cho ông Đ nhưng đó là chi phí quan lý di sản” mà hoàn toàn không phải là “thù lao quản lý di sản.” vì vậy chúng tôi cho rằng quyết định của bản án phúc thẩm Số 29-DSPT của Tòa án nhân dân tỉnh K là chính xác.

Tranh chấp di sản thừa kế do quan niệm khác nhau về quyền sử dụng đất

Pháp luật về đất đai của Nhà nước ta đã xác định quyền sử dụng đất là một loại tài sản thuộc quyền sở hữu của người có quyền sử dụng đất một cách hợp pháp. Vì vậy, khi họ chết thì quyền sử dụng đất hợp pháp sẽ là di sản thừa kế mà họ để lại. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thì mỗi toà lại có một quan điểm khác nhau về người có quyền sử dụng đất.

Vụ án thứ nhất:

Vợ chồng cụ Th và cụ M có 6 người con là M, K, N, C, S, Đ. Bà M chết năm 1985, ông Th chết năm 1996. Tài sản chung của các cụ gồm 1 căn nhà cấp 4 trên 179m2 đất thổ cư (được định giá 30 triệu đồng) và 01 thửa đất thổ cư khác có diện tích 156m” (trị giá 8.5 triệu đồng). Ngoài ra hai cụ còn có 2 thửa ruộng (Toà không định giá).

Sau khi cụ C chết cụ Th được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa ruộng có diện tích là 1734 mò, thửa ruộng thứ hai có diện tích 1541 m do chị N đứng tên. Cụ Th trước khi chết có lập di chúc cho chị M thửa ruộng mà cụ đứng tên (thửa có diện tích 1734 mé), cho chị N, chị S thửa ruộng có diện tích 1541 m. Sau khi cụ Th chết chị K sử dụng cả hai thửa đất thổ cư và thửa đất ruộng 1734m”. Chị S, N sử dụng thửa đất đứng tên chị N.

Năm 2001 chị M khởi kiện yêu cầu chị K trả lại chị thửa đất 1734m mà cụ Th di chúc cho chị và yêu cầu chia các tài sản khác.

Bản án sơ thẩm ngày 29/10/2001 của Tòa án nhân dân huyện TĐ đã quyết định cho chị M được sử dụng thửa đất 1734m.

Chị N, chị S được sử dụng đất thửa 1541m.

Chị K được sở hữu nhà cấp 4 trên diện tích 179m và thửa đất thổ cư 156m, nhưng phải thanh toán giá trị cho các thừa kế khác. Chấp nhận sự tự nguyện của chị Đ, chị C cho chị K hưởng phần thừa kế của mình.

Do có kháng cáo, tại bản án phúc thẩm Số 43-DSPT ngày 25/12/2001 TAND tỉnh xử y án sơ thẩm.

Qua sự việc xét xử vụ án của hai cấp Toà án, chúng tôi thấy việc xác định di sản cũng như việc mở thừa kế và phân chia di sản là chưa chính xác bởi các lý do sau: L – Hai thửa đất ruộng của vợ chồng cụ Th cụ C phải được coi là tài sản chung thuộc quyền định đoạt của hai vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng cụ Th cụ C phải được chia cho những người thừa kế bằng hai lần vào hai thời điểm mở thừa kế khác nhau. 1/2 số tài sản chung đó là di sản thừa kế của bà C để lại có thời điểm mở thừa kế vào năm 1985 (năm cụ C chết). 1/2 tài sản chung của cụ C và cụ Th cộng với tài sản cụ Th được hưởng theo pháp luật từ di sản của cụ C để lại là di sản thừa kế của cụ Th có thời điểm mở thừa kế vào năm 1996 (năm cụ Th chết).

– Di chúc của cụ Th chỉ có hiệu lực một phần liên quan đến di sản của cụ.

Vụ án thứ hai:

Tranh chấp chia di sản thừa kế giữa nguyên đơn là ông Phạm Đình K, bà Phạm Thị B, anh Đỗ Văn L với bị đơn là bà Đào Thị Th đều trú tại xã LĐ huyện T.N thành phố H.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gồm:

– Các con, cháu của bà Phạm Thị Th (chết tháng 9/1991) gồm: T, Hải, Chung, Hoà, Đình, Minh, Ngọc.

– Các con, cháu của ông Phạm Đình Tuyển (chết N 1986), gồm: Tuyên, Tuyến, Thành, Thực, Dũng, Bảy, Hùng, Phượng, Hiếu, Duy.

– Các con ông Phạm Đình Bột (chết N1983), gồm: Ngọc, Hương, Huấn, Hoà.

Cụ Phạm Đình Miễn (chết đến nay hơn 65 năm) và cụ Đoàn Thị Khuyến (chết ngày 31/3/1991) sinh được 6 người con là: 1. Phạm Thị Thìn (chết tháng 9/1991) 2. Phạm Đình Khiển 3. Phạm Đình Tuyển (chết năm 1986) 4. Phạm Đình Bột (chết năm 1983) 5. Phạm Đình Bốn (liệt sỹ, hi sinh năm 1954) 6. Phạm Thị Bé

Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Cụ Miễn và cụ Khuyến có một nhà tranh tre trên điện tích đất 5 sào 2 thước, 02 gian bếp, 01 bể nước, 01 sân lát gạch chỉ. Năm 1983, cụ Khuyến cùng vợ chồng ông Bột dỡ nhà cũ, làm nhà mới. Sau khi cụ Miễn chết thì nhà và đất do cụ Khuyến cùng vợ chồng ông Bột bà Thang quản lý.

Khi địa phương làm đường qua diện tích đất của các cụ, cụ Khuyến đã đổi 01 sào đất cho địa phương làm đường lấy 2,7 sào ở chỗ khác (hiện anh Đông, con rể bà Thang, đang sử dụng); hiện còn 4,2 sào. Ngày 31/3/1991, cụ Khuyển chết. Cụ Khuyến có để lại di chúc, do bà Thang giữ những bà Thang đã để thất lạc di chúc.

Ngày 12/12/1994, các con, cháu cụ Miễn, cụ Khuyến đã họp và lập biên bản với nội dung như di chúc cụ Khuyến để lại, thống nhất việc phân chia di sản như sau: toàn bộ đất đai vườn, ao chia đều cho 6 người con, trong đó trừ phần 3 miếng đất mà chị Hoà là con của bà Khuyến đã làm nhà sử dụng thì cho chị Hoà + chia cho bà Thang phần đất gắn liền với nhà để sử dụng vì bà Thang có công sức đóng góp, xây dựng nhà. Theo đó, mỗi người con được 1/6 vườn + ao.

Đối với phần đất của ông Bốn (liệt sỹ, không vợ con) thì trước mặt giao cho bà Thang quản lý, trông nom và có trách nhiệm thờ cúng hàng năm. Biên bản này bà Thang có ký tên. Sau đó, bà Thang không thống nhất thực hiện thực hiện theo biên bản nói trên.

Vì vậy, ngày 20/1/2003, ông Khiển, bà Bé, anh Linh khởi kiện ra toà yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng diện tích đất 4 sào 2 thước (1508 m) của cụ Miễn, cụ Khuyến (hiện do bà Thang, chị Hoà, chị Huấn sử dụng).

Quá trình giải quyết Vụ án trên đã được các cấp tòa giải quyết như sau:

– Tại bản án sơ thẩm số 47/DSST ngày 22/9/2003, TAND huyện Thủy Nguyên quyết định:

Bà Thang được quản lý, sở hữu, sử dụng một nhà xây 3 gian lợp ngói, một nhà bếp, một bể nước trên diện tích đất 350m (có tứ cận). Anh Hải được quản lý, sử dụng diện tích đất còn lại là 1158m (có tứ cận). Không bên nào phải thanh toán tiền chênh lệch cho bên nào.

Ngoài ra còn tuyên phần án phí.

– Tại Bản án phúc thẩm số 09/DSPT ngày 26/02/2004, TAND thành phố Hải Phòng quyết định:

Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 47/DSST ngày 22/9/2003 Tòa án nhân dân huyện T.N Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện T.N điều tra xét xử lại với hội đồng xét xử khác.

(Lý do huỷ: Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng: xác định sai tư cách người tham gia tố tụng, cụ thể: cấp sơ thẩm xác định những người thừa kế khác của cụ Khuyến, cụ Miễn. không phải là những người nộp đơn khởi kiện, cũng là nguyên đơn là không đúng: cấp sơ thẩm không đưa các con của ông Bột, là thừa kế thế vị của ông Bột, vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm tố tụng. Bên cạnh đó cấp sơ thẩm không tuyên huỷ các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai là thiếu sót…).

– Tại bản án số 13/DSST ngày 28/4/2005. TAND huyện T.N. quyết định

– Giao cho bà Thang quản lý sử dụng 1 nhà xây 3 gian lợp ngói, 1 gian bếp + bể nước trên diện tích đất 383m” (là phần công sức mà bà Thang được hưởng và phần của các con được hưởng thừa kế thế vị xuất của ông Bột, có sơ đồ kèm theo).

– Giao cho anh Hải quản lý sử dụng diện tích 1.125m2 là phần di sản còn lại.

– Kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện TN thu hồi quyết định cấp đất cho chị Hoà, chị Huấn, bà Thang.

Ngoài ra còn tuyên phần án phí.

Ngày 21/4/05, bà Thang có đơn kháng cáo không nhất trí với án sơ thẩm.

– Tại bản án số 65/2005/DSPT ngày 16/9/2005, TAND Tp. Hải Phòng quyết định:

+ Sửa án sơ thẩm (vì lý do: cụ Miễn, cụ Khuyến chết ở 2 thời điểm khác nhau, người được hưởng di sản thừa kế của các cụ cũng khác nhau, đáng lẽ phải chia làm 2 lần nhưng cấp sơ thẩm chỉ mở thừa kế 1 lần là không đúng số của GCNQSD đất mà cấp sơ thẩm đã kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên thu hồi, huỷ bỏ không đúng với số được phát hành).

+ Bác kháng cáo của bà Thang.

+ Tạm giao cho anh Hải quản lý, sử dụng 942m” đất, trị giá 706.500.000 đồng (có sơ đồ kèm theo). 942 m x 750.000 đồng = 706.500.000 đồng.

+ Tạm giao cho bà Thang quản lý sử dụng 01 nhà xây 3 gian lợp ngói, 1 gian bếp, 1 bế nước trên diện tích đất sử dụng 566m trị giá 554.250.000 đồng. (có sơ đồ kèm theo) (173m x 1.500.000 đồng) + (393mx 750.000 đồng) = 554.250.000 đồng.

+ Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Thuỷ Nguyên thu hồi và huỷ bỏ GCNQSD đất đã cấp cho bà Thang, chị Hoà, anh Vinh (chồng chị Huấn).

Ngày 26/10/05, bà Thang có đơn khiếu nại, nội dung: không nhất trí chia thừa kế, vì: nguồn gốc đất là của tổ tiên để lại cho cụ Miễn, cụ Miễn để lại cho ông Khiển (còn gọi là Cao), bằng chứng là: ông Khiển đã được đứng tên trong sổ địa chính xã Lâm Động năm 1973. Ngày 10-5-1992, ông Khiển đã viết giấy giao toàn quyền cho bà sử dụng mảnh đất đó, đã được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận và bà đã được cấp GCNQSD đất nên diện tích đất tranh chấp là tài sản của bà.

– Xem xét để giải quyết vụ án trên theo trình tự Giám đốc thâm, Tòa Dân sự – Tòa án nhân dân tối cao có nhận xét:

Về di sản thừa kế

– Nguồn gốc đất: các đương sự đều thừa nhận nguồn gốc đất là của cụ Miễn, cụ Khuyến để lại. Theo kết quả xác minh, bà Đồng Thị Lai là cán bộ địa chính xã cho biết: tại sổ mục kê năm 1973 tờ bản đồ số 2 thì diện tích đất tranh chấp thuộc thửa 14, đứng tên ông Cao (Khiển); còn tại sổ đăng ký ruộng đất tháng 12-1989 thì phần đất này ghi tên chủ sử dụng là bà Thang (BL, 40, 295).

Theo bà Lai thì số mục kê năm 1973 ghi tên ông Khiển là do ông Khiển là con trai trưởng của cụ Khuyến, thực tế đất là của cụ Khuyến, cụ Miễn. Bà Thang cho rằng cụ Khuyến đã cho bà diện tích đất này nhưng không xuất trình được chứng cứ chứng minh có việc cụ Khuyến chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà.

Hơn nữa, tại nhiều văn bản ghi lời trình bày của bà Thang cũng thể hiện bà Thang thừa nhận đất đai là di sản của cụ Khuyến. Như vậy, việc ông Khiển hay bà Thang đứng tên trên các giấy tờ về đất nói trên đều không có ý nghĩa công nhận ông Khiển/bà Thang là chủ sử dụng thửa đất nói trên.

Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định di sản nói trên là do cụ Khuyến, cụ Miễn để lại là đúng.

Về việc ông Khiển viết giấy giao nhà, đất cho bà Thang năm 1992. Ngày 10/05/1992, ông Khiển lập giấy có nội dung: nhà trên đất có diện tích 4 sào 2 thước là do các cụ để lại, thống nhất giao cho bà Phạm Đình Bột (tức bà Thang, gọi theo tên chồng bà Thang) sở hữu, trông nom thờ cúng lâu dài.

Văn bản này được Uỷ ban nhân dân xã Lâm Động xác nhận việc chuyển quyền sử dụng tài sân vườn đất giữa ông Khiến và bà Thang là hợp pháp. Trên cơ sở này, bà Thạng đã đăng ký quyền sử dụng đất và được cấp Giaays chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 6-12-2002 (BL 46).

Năm 2003, bà Thang đã làm thủ tục chuyển quyền sử dụng 391m2 cho chị Huấn và 336m cho chị Hòa, theo quyết định số 350 và 351/UB ngày 4-4-2003. Chị Huấn, chị Hòa cũng được cấp Giaays chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên.

Xét thấy:

+ Diện tích diện tích đất tranh chấp nói trên đã được công nhận là di sản của cụ Khuyến, cụ Miễn. Trong giấy tờ nói trên, ông Khiển cũng xác định nhà trên đất có diện tích 4 sào 2 thước là do các cụ để lại (BL 298). Không có chứng cứ nào khẳng định ông Khiển là người có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đối với mảnh đất nói trên để chứng tỏ việc ông Khiển tặng đất cho bà Thang là hợp pháp.

+ Hơn nữa, bà Thang khai tại phiên tòa phúc thẩm: nhà tranh tre là do cụ Miễn để lại, năm 1983 vợ chồng bà đã xây lại thành nhà ngói 3 gian (các đồng nguyên đơn cho rằng nhà do vợ chồng bà Thang và cụ Khuyến xây), đất là do cụ Khuyến trước khi chết giao cho bà toàn quyền sử dụng càng có căn cứ để khẳng định ông Khiển không phải là người có quyền sở hữu ngôi nhà và quyền sử dụng đối với mảnh đất nói trên từ năm 1973.

Do vậy, việc ông Khiển viết giấy cho bà Thang sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của cụ Miễn, cụ Khuyến để lại là không hợp pháp vì không được sự đồng ý của tất cả những người thừa kế khác.

– Tại công văn số 446/CV-UH ngày 22-8-2005 của Uỷ ban nhân dân huyện Thủy Nguyên cho rằng việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Thang trên cơ sở: bà Thang có tên trong sổ mục kê đất đai năm 1989, giấy tờ ông Khiển viết cho bà Thang năm 1992 đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất của bà Thang đất không có tranh chấp, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật và kết luận hộ bà Thang đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không xác minh nguồn gốc đất đó có phải là của ông Khiền hay không, việc tặng cho quyền sử dụng đất có hợp pháp hay không. Trên thực tế đó là di sản thừa kế chưa được chia, việc tặng cho không được sự đồng ý của những người thừa kế khác. Do vậy, Toà án cấp phúc thẩm kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ bà Thang, anh Vinh (chồng chị Huấn), chị Hoà là có căn cứ.

Việc chia thừa kế ở TÁ cấp phúc thẩm đã thực hiện đúng pháp luật

– Toà án cấp phúc thẩm đã tiến hành mở thừa kế 2 lần, chia di sản của cụ Miễn, cụ Khuyến là quyền sử dụng 1508 mỏ đất, mỗi cụ được chia 754 mo. V – Di sản của cụ Miễn được chia cho 6 người con, cụ Khuyến, bà Thang cũng được hưởng 01 phần di sản ngang với 01 suất thừa kế, bà Thang và mỗi suất thừa kế được hưởng: 754 : 8 = 94m

– Phần di sản của cụ Khuyến được chia cho 5 người con và bà Thang. Bà Thang và mỗi suất thừa kế được (754 + 94):6=141 m.

Việc phân chia di sản thừa kế như bản án phúc thẩm đã tuyến là có căn cứ và đúng pháp luật. thu + Toà án cấp phúc thẩm đã xem xét bà Thang có công sức bảo quản, duy trì khối tài sản nói trên nên được chia một phần di sản ngang với một suất thừa kế là hợp lý, được các thừa kế khác nhất trí.

Bà Thang cũng được tạm giao quản lý 01 kỳ phần thừa kế mà các con ông Bột và bà được hưởng suất của ông Bột thừa kế của cụ Miền + 01 kỳ phần các con ông Bột được hưởng thừa kế thế vị di sản của cụ Khuyến + phần di sản mà ông Bốn, liệt sỹ, được thừa kế của cụ Miễn (do bà Thang là người đang trực tiếp quản lý di sản trên, thờ cúng ông Bốn trong nhiều năm qua và các đồng thừa kế cũng chưa có yêu cầu chia).

+ Đối với phần đất 173m2 có giá trị cao hơn, song đó là phần đất gắn liền với nhà của bà Thang nên cấp phúc thẩm không buộc bà Thang phải thanh toán phần giá trị chênh lệch cho các đồng thừa kế khác là đã có lợi cho bà Thang. Các nội dung khiếu nại của bà Thang không có cơ sở chấp nhận.

Qua việc giải quyết vụ án của các cấp tòa, chúng tôi thấy rằng:

Để giải quyết vụ tranh chấp này, cần phải xác định các vấn đề sau đây:

– Di sản thừa kế do cụ Miễn và cụ Khuyến để lại là 4,2 sào và 2,7 sào.

– Mở thừa kế khi cụ Miễn chết:

+ Di sản của cụ Miễn để lại là: 6,9 sao : 2 = 3,45 sào

+ Người thừa kế theo pháp luật của cụ Miễn gồm 7 người là 6 người con và cụ Khuyến (trong đó kỳ phần của ông Bột do vợ con ông hưởng, kỷ phần của ông Bốn đã hy sinh năm 1954 do cụ Khuyến hưởng).

– Mở thừa kế khi cụ Khuyến chết:

+ Di sản của cụ Khuyến để lại là: 3,45 sào

+ ký phần cụ được hưởng từ di sản của cụ Miễn

+ ký phần do ông Bốn để lại.

+ Người thừa kế của cụ Khuyến gồm năm người con là các ông, bà: Thìn, Tuyển, Khiển, Bột. Bé. Trong đó, kỷ phần của bà Thìn sẽ do chồng con của bà hưởng, kỷ phần của ông Tuyển, ông Bột sẽ do các con của các ông hưởng thế vị.

Vụ án thứ ba:

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là T. D sinh năm 1936 với bị đơn là ông Danh S, sinh năm 1970.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: 1. Thị Dung, sinh năm 1969. 2, Thị Liên, sinh năm 1978. 3. Thị Nhung, sinh năm 1973. 4. Thị Phụng, sinh năm 1983.

Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Bà Thị Diệu và ông Danh Chung là con của cụ Danh Sên và cụ Thị Sâm. Sau khi cụ Sâm chết (1943), cụ Danh Sên ở với cụ Thị | Pho nhưng hai cụ không có con nên mới nhận cháu nội là anh Danh Sung (con ông Danh Chung) về nuôi từ nhỏ, khi còn sống cụ Danh Sên và cụ Thị Pho đã chia cho bà Thị Diệu và ông Danh Chung một số diện tích đất vườn và ruộng.

Còn lại 05 công ruộng (đo đạc thực tế là 6 343,1 m2). Khi chết, cụ Danh Sên và cụ Thị Pho đều không để lại di chúc. Nay bà Thị Diêu yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Danh Sên và cụ Thị Pho để lại gồm 05 công ruộng (đo thực tế 6.434,1 m2) chia thành hai phần bằng nhau, bà nhận 2,5 công đất tọa lạc tại ấp An Hòa, xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang và 01 căn nhà ngang 7,5 m dài 8,5 m

Bị đơn Danh Sung trình bày Anh là cháu nội của cụ Danh Sên và cụ Thị Sanh. Sau khi bà nội chét, ông nội gặp bà nội sau là cụ Thị Pho, ông bà sống với nhau không có con nên ông bà nội xin nuôi anh lúc anh khoảng 6 tuổi cho đến khi ông bà mất. Khi ông bà còn sống có 12 công ruộng tầm 3m, 8 công đất vườn, 01 căn nhà ngang 7,5 m, dài 8,5 m tọa tạc tại ấp An Hòa, xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Ông bà chia phần cho các con như sau: Chia cho bà Thị Diệu 2,5 cộng đất ruộng tầm 3m (đã có giấy chúng nhận quyền sử dụng đất) và 6.434,1 m2 đất vườn, chia cho ông Danh Sung 02 công ruộng và 2,5 công đất vườn (chưa tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), chia cho ông Danh Huynh, cháu cụ Pho 02 công ruộng tầm 3m đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Số đất 02 công của cha anh được chia anh đã mua lại và phần đất còn lại của bà nội dưỡng già là 6.449,7 m tọa lạc tại ấp An Hòa, xã Định An, huyện Gò Quao. Sau khi bà chết anh làm đám phúng và cúng bà hàng năm. Nay không đồng ý chia đất cho bà Diêu vì bà đã có phần đất nhiều hơn phần cha anh và đã ở riêng hơn 30 năm nay.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày:

Các chị Thị Dung, Thị Liên, Thị Nhung, và Thị Phụng là em của Danh Sung đều thống nhất quan điểm của anh Danh Sung là giữ y hiện trạng không chia cho bà Thị Diệu;

Tại bản án dán sự sơ thẩm số 26/2008/DSST ngày 06/8/2008 của Tòa án nhân dân huyện Gò Quao quyết định:

Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Thị Diệu về việc xin sử dụng 3.224,85m IP (6.449,7 m2: 2). đất tọa lạc tại ấp An Hòa, xà Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Công nhận anh Danh Sung được sử dụng 6.449.7m đất thuộc tờ bản đồ số 1, thửa 342 (diện tích 5.268mỏ) do bà Thị Pho đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân huyện Gò Quao cấp ngày 19/8/2002.

– Ngoài ra bản án còn xác định tử cận của thửa đất tranh chấp, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự

Ngày 15/8/2008 bà Thị Diệu có đơn kháng cáo yêu cầu được chia đất.

Nà Bản án dân sự phúc thẩm số 289/2008/DSST ngày 25/9/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang quyết định:

Bác đơn kháng cáo của bà Thị Diệu, giữ nguyên án dân sự sơ thẩm số 26/2008 của Tòa án nhân dân huyện Gò Quao.

Bà Thị Diêu khiếu nại bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại quyết định kháng nghị số 420/2011 KN-DS ngày 04/7/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên, với nhận định:

“Thị Diệu và Danh Chung là con của ông Danh Sên và bà Thị Sâm. Sau khi bà Sâm chết (1943), ông Danh Sên ở với bà Thị Pho nhưng hai ông bà không có con mới nhận cháu nội là Danh Sung (con ông Danh Chung) về nuối từ nhỏ. Khi còn sống ông Danh Sơn và bà Thị Pho đã chia cho Thị Diệu và Danh Chung một số diện tích đất vườn và ruộng. Còn lại 05 công ruộng (đo đạc thực tế là 6.343.1m2)

Khi chết, ông Danh Sên và bà Thị Pho đều không để lại di chúc. Nay, bà Thị Diệu yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Danh Sên và cụ Thị Pho để lại gồm 05 công ruộng (đo thực tế 6.434,1 m2) chia thành hai phần bằng nhau, bà nhận 2,5 công, đất tọa lạc tại ấp An Hòa, xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang và 01 căn nhà ngang 7,5m; dài 8,5 m.

Tòa án cấp sơ thẩm nhận định “tài sản chung của cụ Sên và cụ Pho chi còn 6. 434,1m đất lúa và 01 căn nhà chiều ngang 7,5m, chiều dài 8,5m tọa lạc tại An Hoa, xã Định An, huyện Gò Quao, tinh Kiên Giang nhưng do lúc còn sống ông Danh Sên và bà Pho đã phân chia cho bà Thị Diệu phần đất nhiều hơn phần của ông Danh Chung (cha của Danh Sung) 3.345,9 m2.

Anh Danh Sung được ông bà nuôi từ nhỏ, anh đã chăm sóc ông bà nhiều năm, sau khi ông bà mất anh là người thờ cúng nên cần phải có khoản thu nhập để trang trải các chi phí này nên không chấp nhận yêu cầu của bà Thị Diệu đòi chia thừa kế quyền sử dụng đất nêu trên (6.434,1 mo).

Xét thấy nhận định và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là không phù hợp quy định của pháp luật về thừa kế vì diện tích đất mà cụ Sên, cụ Pho khi còn sống đã cho không còn là di sản thừa kế. Nếu xác định 6.434m là tài sản chung của cụ Sên, cụ Pho trước khi chết hai cụ không để lại di chúc thì Thị Diệu (con riêng của ông Sên) sẽ được hưởng một phần di sản của ông Sên để lại.

Việc thờ cúng là nghĩa vụ chung của các con đối với cha mẹ nhưng khi phân chia di sản nên quan lâm tới điều kiện thực tế của mỗi người để phân chia một cách hợp lý.

Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng “diện tích đất 6.449,7 m2 là tài sản riêng của bà Pho được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002 và Thị Diệu là con riêng của ông Sên đã ở riêng 20 năm nay, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ kế theo quy định (Điều 679 Bộ luật dân sự) đề bác yêu cầu kháng cáo của Thị Diệu.

Xét thấy, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định Thị Diêu không có quyền hưởng di sản của bà Thị Pho là đúng. Đối với diện tích đất 6.449,7 m (diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 5.268 m) Tòa án cấp Phúc thẩm xác định là tài sản riêng của bà Pho là không có cơ sở vì chỉ có lời khai của anh Danh Sung nêu rằng đất của mẹ bà Pho để lại cho bà Pho và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đề tên Thị Pho, cấp năm 2002, chưa rõ nguồn gốc có phải là của mẹ bà Pho để lại cho bà Phó hay không? Cho khi nào? cấp riêng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Thị Pho hay cấp cho hộ và cấp trước hay sau khi cụ Sên chết? Trong khi trước đó cụ Sên có quá trình sống với bà Pho rất lâu (khoảng năm 1953 đến năm 2002 ông Sên chết, năm 2005 bà Pho chết). Trong quá trình chung sống như vậy, ông Sên và bà Pho có chia cho mỗi người con diện tích đất khác nhau. Như vậy, cơ sở chứng minh diện tích đất 6.449,7m đang tranh chấp là tài sản chung của ông Sên, bà Pho hay là tài sản riêng của bà Pho chưa được làm rõ.

Đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bán án dân sự phúc thẩm số 289/2008/DSST ngày 25/9/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang và bản án dân sự sơ thẩm số 26/2008/DSST ngày 06/8/2008 của Tòa án nhân dân huyện Gò Quao; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Gò Quao giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Nhận xét vụ án:

Bà thị Diêu cho rằng diện tích 6.449,7m2 đất lúa tại xã An định, huyện Gò Quao là di sản thừa kế của cha mẹ bà là cụ Danh Sên và cụ Thị Pho nên yêu cầu chia thừa kế. Nhưng anh Danh Sung cho rằng đất nêu trên là tài sản riêng cụ Pho do cha mẹ cụ Pho để lại, hơn nữa khi cụ Danh Sên còn sống đã chia nhiều đất cho bà Thị Diều nên không đồng ý yêu cầu chia đất của bà Thị Diệu. Trong trường hợp này Tòa án hai cấp cần xác minh về nguồn gốc đất tranh chấp có phải của cha mẹ của cụ Pho để lại cho riêng cụ Pho hay không?

Nếu nguồn gốc của cha mẹ cụ Pho để lại thì cụ Pho có nhập đất đó vào khối tài sản chung vợ chồng với cụ Danh Sên hay có đăng ký kê khai tài sản riêng không? Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cụ Pho hay cấp cho cá nhân cụ Pho? Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình cụ Pho thì khi đó cụ Danh Sên còn sống không?

Quá trình cụ Danh Sên chung sống với cụ Pho có cùng canh tác sử dụng đất trên không? Trên cơ sở đó mới có căn cứ xác định chính xác diện tích đất nêu trên là tài sản chung của cụ Sên với cụ Pho hay là của riêng của cụ Pho?

Trong khi chưa xác minh thu thập được đầy đủ chứng cứ làm rõ các vấn đề nêu trên nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều bác yêu cầu chia thừa kế của bà Thị Diệu là không có đủ cơ sở vững chắc.

Vì vậy, vụ án trên cần được xét xử lại khi đã xác minh đầy đủ các vấn đề trên.

Vụ án thứ tư:

Tranh chấp chia thừa kế giữa đồng nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Nhật, sinh năm 1953; Ông Đào Văn Đức, sinh năm 1943 với bị đơn là Ông Nguyễn Du Bái, sinh năm 1943.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Cụ Nghiêm Thị Tẹo, sinh năm 1929;

2. Bà Đào Thị Vinh, sinh năm 1937;

3. Bà Nguyễn Thị Chắt (Lớn), sinh năm 1939;

4. Bà Nguyễn Thị Chắt (Bé), sinh năm 1943;

5. Bà Đào Thị Phúc, sinh năm 1942;

6. Ông Nguyễn Du Bài, sinh năm 1945;

7. Ông Nguyễn Du Chác (tức Ba), sinh năm 1960;

8. Bà Nghiêm Thị Là, sinh năm 1962;

9. Anh Nguyễn Du Thắng, sinh năm 1986;

10. Bà Trần Thị Văn (tức Vân), sinh năm 1942,

11. Chị Nguyễn Thị Tú Anh, sinh năm 1974;

12. Ông Đỗ Văn Ngữ, sinh năm 1932;

13. Chị Đỗ Thị Lê sinh năm 1957;

14. Chị Đỗ Thị Hiền, sinh năm 1959;

15. Anh Đỗ Văn Hân, sinh năm 1963;

16. Anh Đồ Văn Hoan, sinh năm 1968;

17. Anh Đỗ Văn Hậu, sinh năm 1971;

18. Chị Đỗ Thị Mận, sinh năm 1974.

Nội dung vụ án như sau:

Ngày 02/8/2001 bà Nguyễn Thị Nhật và ông Đào Văn Đức có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Du Ty để lại gồm 01 nhà cổ 5 gian và nhà ngang 5 gian trên diện tích 3 sào 1,5 thước, đo thực tế 1.127m đất tại đội 2, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đối với ông Nguyễn Du Bái.

Về quan hệ huyết thống, theo nguyên đơn:

Cụ Nguyễn Du Ty (chết 1938) có hai vợ là Tưởng Thị Phú (chết 1956) và Tưởng Thị Ngành (chết năm 1956). Giữa cụ Ty và cụ Phú có 02 người con đẻ là Nguyễn Thị Xếp (chết năm 1979) và Nguyễn Du Quỳ (chết năm 1995).

Cụ Nguyễn Thị Xếp có chồng đã chết và 03 người con là Đào Thị Vinh, Đào Thị Phúc và Đào Văn Đức (nguyên đơn). Ho Cụ Nguyễn Du Quỳ có 02 người vợ là Nghiêm Thị Vại (chết năm 2002) và Nghiêm Thị Lạc (chết năm 2004). Giữa cụ Quỳ và cụ Vại có 03 người con là Nguyễn Thị Chắt (Chắt Lớn), Nguyễn Thị Chắt (Chắt Bé) và Nguyễn Du Bái (bị đơn). Giữa cụ Quỳ và cụ Lạc cỏ 02 người con là Nguyễn Du Bài và Nguyễn Du Chác (tức Ba).

– Giữa cụ Ty và cụ Ngành có 02 người con là Nguyễn Du Quý (chết 1953) và Nguyễn Thị Quy chết 2006).

Cụ Quý có vợ là Nghiêm Thị Tẹo và 01 người con gái là Nguyễn Thị Nhật (nguyên đơn).

Cụ Quy có chồng là Đỗ Văn Ngữ và 05 người con là Đỗ Thị Lê, Đỗ Thị Hiền, Đỗ Văn Hân, Đồ Văn Hoan, Đỗ Văn Hậu, Đỗ Thị Mận.

Về tài sản đang có tranh chấp:

Theo nguyên đơn: nguồn gốc toàn bộ nhà đất hiện nay ông Bái, ông Chác (là con của cụ Quỳ) quản lý sử dụng là của cụ Nguyễn Du Ty để lại. Quá trình sử dụng, gia đình cụ Quỷ có sửa chữa nhà 05 gian. Cụ Ty, cụ Phú và cụ Ngành mất không để lại di chúc nên đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế theo pháp luật. HỘI

Theo bị đơn: Trong quá trình giải quyết vụ án lần đầu tại Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm ông đã khai: Nguồn gốc toàn bộ nhà đất của cụ Nguyễn Du Ty đã cho bố ông là Nguyễn Du Quỳ. Vì vậy, ông không đồng ý chia thừa kế.

Tại bản án dân sự sơ thẩm (lần1) số 22/DSST ngày 11/7/2002 Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì đã xử:

Xác nhận di sản thừa kế của cụ Nguyễn Du Ty, Tưởng Thị Phú và Tường Thị Ngành đề lại gồm: 5 gian nhà cấp 4 trên diện tích 1.127m đất tọa lạc tại thửa 59 và thửa 60 tờ bản đồ số 27 đội 2, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội có giá trị sử dụng là 288.93 1.000 đồng.

Xác định thời điểm mở thừa kế của các cụ Ty, cụ Ngành, cụ Phố là năm 1956.

Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ Ty, cụ Ngánh, cụ Phú gồm: bà Nguyễn Thị Xếp (bà Đào Thị Vinh, bà Đào Thị Phúc và Đào Văn Đức) thừa kế thế vị, ông Nguyễn Du Quỳ do 2 vợ là bà Nghiêm Thị Vại, bà Nghiêm Thị Lạc và 5 người con là Nguyễn Thị Chắt (Chắt Lớn), Nguyễn Thị Chắt (Chất Bé) và Nguyễn Du Bài, Nguyễn Du Chác (tức Ba) thừa kế thế vị, ông Nguyễn Du Quý và bà Nghiêm Thị Tẹo và chị Nguyễn Thị Nhật thừa kế thế vị và bà Nguyễn Thị Quy (gồm kỳ phần thừa kế).

Chia mỗi kỳ phần thừa kế được hưởng 281m2 đất và 1.795.000 đồng trị giá tài sản nhà ngang cấp 4 tổng cộng có giá trị sử dụng là 72.233.000 đồng. ( Ghi nhận sự tự nguyện của các đồng nguyên đơn không yêu cầu ông Bái và ông Trác phải thanh toán tiền chênh lệch tài sản.

Giao cho ông Nguyễn Du Bái, cụ Nghiêm Thị Vại do ông Bái giám hộ dược sử dụng 1/2 nhà ngang 5 gian trên diện tích 327m2 đất tại thửa số 59 tờ bản đồ số 27 có mốc giới như sau: Từ nhà thờ chính (ông Bái mới xây) đến hết phần tường hoa trước sân, tường hoa được kéo vuông góc qua bề nước đến tường bao nhà anh Đính vào kéo vuông góc cắt đôi nhà ngang đến hết tường hậu nhà ngang cụ Vại đang ở, phần giáp nhà anh Trác có tường xây ngăn.

Cụ Vại và ông Bái được sử dụng lối đi dài 28m, rộng 1,5m từ đất ông Bái được chia chạy theo cạnh thửa đất anh Bài, cụ Lạc đang ở ra đến ngõ đi chung của xóm. Ông Bái, cụ Vại không phải thanh toán chênh lệch tài sản cho các đồng nguyên đơn.

Phần công sức của bà Vân, anh Hưng do ông Bái có trách nhiệm thanh toán nếu bà Vân, anh Hưng có yêu cầu. Giao cho ông Nguyễn Du Trác (ba) sử dụng toàn bộ thửa đất số 60 tờ bản đồ số 27 có diện tích 271 m2 có giá trị sử dụng là 67,750.000 đồng và khống phải thanh toán chênh lệch tài sản cho các đồng nguyên đơn.

Chia cho ông Đào Văn Đức, bà Đào Thị Vinh bà Đào Thị Phúc do ông Đức đại diện được sử dụng 182,5m2 đất tại thửa số 59 tờ bản đồ số 27 có mốc giới như sau: Từ cổng giáp nhà ông Vinh kéo về nhà anh Trác là 5m mặt đường làng, từ điểm dừng 5m kéo vuông góc đến hết đất giáp tường bao nhà anh Đính, chiều dài là 36.5 có giá trị sử dụng là 45.625.000 đồng.

Chia cho bà Nghiêm Thị Tẹo, chị Nguyễn Thị Nhật. bà Nguyễn Thị Quy (do chị Nhật đại điện) được hương diện tích đất còn lại là 346,5m2 đất tại thửa số 59 tờ bản đồ số 27 trên có 1/2 nhà ngang cấp 4, mốc giới một phía giáp đất ông Đức sử dụng, một phía giáp tường hoa nhà ông Bái kéo đến hết tường hậu nhà 5 gian.

Phía sau nhà 5 gian đã có tường xây ngăn của anh Trác ra đến hết đường làng có giá trị sử dụng là 93.806.000 đồng. Bà Nguyễn Thị Chắt (Bé) đã từ chối tham gia tố tụng tại Tòa và nhường kỳ phần thừa kế cho ông Bái (nếu có) Tòa không xét trong vụ kiện này.

– Bà Nguyễn Thị Chắt (Lớn), anh Nguyễn Du Bài và cụ Nghiêm Thị Lạc có yêu cầu xin chia thừa kế phần tài sản của cụ Nguyễn Du Quỳ được hưởng phải làm đơn, nộp dự phí Tòa xét bằng vụ kiện mới khi án có hiệu lực pháp luật.

Bác các yêu cầu khác của các bên đương sự.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về phần án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 01/8/2002 ông Nguyễn Du Bái có đơn kháng cáo.

Ngày 02/8/2002 bà Trần Thị Văn (vợ ông Bái) và anh Nguyễn Du Hưng (con ông Bái) có đơn kháng cáo.

– Tại bản án dân sự phúc thẩm số 177/DSPT ngày 30/9/2002 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử:

1. Về hình thức:

Chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ của ông Nguyễn Du Bái, bà Trần Thị Văn, anh Nguyễn Du Hưng.

2. Về nội dung: Sửa bản án sơ thẩm xử: Xác nhận di sản thừa kế của cụ Nguyễn Du Ty, Tưởng Thị Phú và Tưởng Thị Ngành để lại gồm: 5 gian nhà cấp 4 trên diện tích 1.127m đất tọa lạc tại thửa 59 và thửa 60 tờ bản đồ số 27 đội 2, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội có giá trị sử dụng là 288.931.000 đồng.

Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Ty là năm 1938.

Xác định thời điểm mở thừa kế của các cụ Ngành, cụ Phú là năm 1956.

Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ Ty, cụ Ngành, cụ Phú gồm: bà Nguyễn Thị Xếp, ông Nguyễn Du Quỳ, ông Nguyễn Du Quý, bà Nguyễn Thị Quy.

Mỗi ký phần được hưởng bằng giá trị là 72.233.000 đồng.

Xác định cụ Xếp chết 1979. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ bà Đào Thị Vinh, bà Đào Thị Phúc và Đào Văn Đức được hưởng chung kỳ phần của cụ Xếp có giá trị 72.233.000 đồng. –

– Xác định cụ Nguyễn Du Quỳ chết năm 1995. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ gồm: cụ Nghiêm Thị Vại (vợ), cụ Nghiêm Thị Lạc (vợ) ông Nguyễn Du Bái, Bà Nguyễn Thị Chắt (Lớn), Nguyễn Thị Chắt (con), ông Nguyễn Du Bài, Nguyễn Du Trác (tức Ba).

Mỗi kỳ phần được hưởng bằng giá trị là 72.233.000 đồng :7 = 10.319.000 đồng.

– Xác định cụ Nguyễn Du Quý chết năm 1953. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Quý gồm: cụ Nghiêm Thị Tẹo, chị Nguyễn Thị Nhật được hưởng chung kỷ phần của cụ Quý có giá trị: 72.233.000

đồng.

Về hiện vật phân chia cụ thể như sau:

Chia cho vụ Vại, cụ Bái được sở hữu, sử dụng 1/2 nhà ngang trên diện tích 327m2 đất tại thửa số 59 tờ bản đồ số 27. Mốc giới như sau:

Từ nhà thờ chính (ông Bái mới xây) đến hết phần tường hoa trước sân, tường hoa được kéo vuông góc qua bể nước đến tường bao nhà anh Đính vào kéo vuông góc cắt đội nhà ngang đến hết tường hậu (giáp nhà anh Trác có tường xây ngăn).

– Cụ Vại và ông Bái được sử dụng lối đi dài 28m, rộng 1,5m từ đất ông Bái được chia chạy theo cạnh thửa đất ông Bái, cụ Lạc đang ở ra đến ngõ đi chung của xóm.

Ông Bái, cụ Vại không phải thanh toán chênh lệch tài sản cho các thừa kế của cụ Xếp, cụ Quý và cụ Quy. | Chia cho ông Nguyễn Du Trác (Ba) sử dụng toàn bộ thửa đất số 60 tờ bản đồ số 27 có điện tích 271m có giá trị sử dụng là 67.750.000 đồng và không phải thanh toán chênh lệch tài sản cho các thừa kế của cụ Xếp, cụ Quý và cụ Quy.

Chia cho ông Đào Văn Đức, bà Đào Thị Vinh bà Đào Thị Phúc do ông D đại diện được sử dụng 182,5m” đất tại thửa số 59 tờ bản đồ số 27 có mốc giới như sau:

Tự công giáp nhà ông Vinh kéo về nhà anh Trác là 5m mặt đường làng, từ điểm dừng 5m kéo vuông góc đến hết thửa đất (giáp tường bao nhà anh Đính), chiều dài là 36,5m.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Đức, bà Vinh, bà Phúc không yêu cầu các thừa kế của cụ Ty phải thanh toán tiền chênh lệch lài sản và được chia chung một khối là 182,5m2 đất.

Chia cho cụ Tẹo, chị Nhật, bà Quy (do chị Nhật đại diện) được | hưởng diện tích đất còn lại là 346,5m2 đất tại thửa số 59 tờ bản đồ số 27 trên có 1/2 nhà ngang.

Mốc giới: một phía giáp đất cụ Vại, ông Bái được chia, một phía giáp phần đất ông Đức, bà Vinh, bà Phúc được chia.

Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Tẹo, bà Nhật, cụ Quy không yêu cầu các thừa kế của cụ Ty phải thanh toán tiền chênh lệch tài sản và được chia chung một khối là 346,5mỏ đất.

Cụ Vại, ông Bái phải thanh toán cho bà Chắt (Lớn), bà Chắt (con) mỗi người là 10.319.000 đồng.

Việc bà Chắt (con) có nhường kỳ phần cho cụ Lạc, ông Bài mỗi người là 10.319.000 đồng. – Kể từ tháng thứ hai tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và có đơn xin thi hành án, hàng tháng, ông Bái, ông Trác phải chịu lài suất theo lãi suất nợ quá hạn tương ứng với khoản tiền phải thi hành án.

Sau khi xét xử phúc thẩm lần 1, bị đơn có nhiều đơn khiếu nại và xuất trình “Giấy bán đất lập ngày 1/8/1930.

Tại Quyết định kháng nghị số 05/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 5/11/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án với nội dung: Việc ông Bái xuất trình “Giấy bán đất” lập ngày 1/8/1930 là tài liệu mới, trước đây đương sự và Tòa án đều không biết nên là tình tiết mới. Đề nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ về vụ án về Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì giải quyết lại theo thủ tục chung.

Tại quyết định tái thẩm số 366/2007/DS-TT ngày 21/12/2009 Tòa Dân sự TANDTC đã nhận định về giấy bán đất năm 1930; trong quá trình giải quyết khiếu nại, một số nhân chứng là người cao tuổi tại làng Tả Thanh Oai cung cấp thông tin: trước đây làng Tả Thanh Oai có xóm Hoa Xá Tự, nay là xóm Chùa Phe, xóm Đình là xóm có khu đất ông Bái đang quản lý và đang có tranh chấp. Khu đất này trước đây là của cụ Nghiêm Xuân Chi, vợ là Nguyễn Thị Tý là trưởng ngành họ Nghiêm. Đất này giáp ranh giới với đất của cụ Ngô Vi Tùng (nay cụ Nguyễn Như Mùi đang sử dụng), giáp đất cụ Nghiêm Am, hiện tại phía Đông đất nhà ông Bái có nhà thờ họ Nghiêm, cụ Mùi xác định khi cụ Quỳ còn sống có nói chuyện là cụ Quỳ đã mua đất của cụ Chi.

Như vậy, giấy bán đất lập năm 1930 do ông Bái xuất trình có nội dung liên quan tới thửa đất đang có tranh chấp, đây là tài liệu mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm. Do đó, cần hủy cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

– Tại bản án dân sự sơ thẩm số 12/2009/DSST ngày 16 và 23/9/2009 Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì đã xử:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia thừa kế theo pháp luật di sản của các cố Ty, cố Phú, cố Ngành để lại của bà Nhật, ông Đức.

Xác định thời điểm mở thừa kế của các cụ Ty, cụ Ngành, cụ Phú là năm 1956.

Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ Ty, cụ Ngành, cụ Phú gồm: bà Nguyễn Thị Xếp do bà Đào Thị Vinh, bà Đào Thị Phúc và Đào Văn Đức nhận, ông Nguyễn Du Qùy do ông Nguyễn Du Bái nhận, ông Nguyễn Du Quý do bà Nghiêm Thi Tẹo và chị Nguyễn Thị Nhật nhận.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Đỗ Văn Ngữ, chị Đỗ Thị Mận, Đỗ Thị Lê, Đỗ Thị Hiền, Đỗ Văn Hân, Đồ Văn Hoan, Đỗ Văn Hậu khước từ nhận di sản thừa kế của các cố Ty, cố Ngành, cố Phú.

Ghi nhận sự tự nguyện của bà Trần Thị Văn, anh Nguyễn Du Hưng, chị Nguyễn Thị Tú Anh giao tài sản cho ông Nguyễn Du Bái sở hữu, quản lý sử dụng. Gia đình bà sẽ tự thỏa thuận phân chia sau.

Ghi nhận sự tự nguyện của các đương sự, giao cho ông Nguyễn Du Chác (tức ba), ông Nguyễn Du Bài phần nhà đất các ông đang quản lý sử dụng để tính là các ông đã được hưởng thừa kế. Cụ thể:

Giao cho ông Chác sở hữu sử dụng ngôi nhà tạm diện tích 48,36m” có giá trị là 18.715.000 đồng, bếp có diện tích 17,5m” có giá trị 11.513.000 đồng, công trình phụ có diện tích 3,45m có giá trị 4.853.000 đồng, tường hoa, tường rào có tổng giá trị 9.828.000 đồng, sản có giá trị 14.810.000 đồng, cổng có giá trị 3.425.000 đồng, 02 cây rau, 01 cây roi, 01 cây ổi, 02 cây cau lùn có tổng giá trị 430.000 đồng trên diện tích 269m có giá trị là 941.500.000 đồng, có tổng giá trị là 1.003.074.000 đồng.

Giao cho ông Bài quản lý sử dụng ngõ đi có diện tích 42,56m? có giá trị là 148.960.000 đồng.

Xác nhận di sản thừa kế của cố Ty, cố Phú, cố Ngành để lại là 30% giá trị ngôi nhà ngang là 2.831.000 đồng và thửa đất có điện tích 870,97m” có giá trị là 3.048.395.000 đồng, có tổng giá trị là 3.051.226.000 đồng.

Xác nhận công sức duy trì, tôn tạo của ông Bái là 01 kỳ phần thừa kế.

Xác nhận 01 kỳ phần thừa kế có giá trị là 762.806.000 đồng Sau khi chia thừa kế: Ông Bái được hưởng 1.664.665.000 đồng. Ông Đức, bà Phúc, bà Vinh được hưởng là 762.806.500 đồng. Cụ Tẹo, bà Nhật được hưởng là 762. 806.500 đồng. Chia cụ thể bằng hiện vật như sau:

Giao gia đình ông Bái sở hữu, sử dụng nhà cấp 4 có diện tích 76,64m có giá trị 62.074.000 đồng, nhà cấp 4 (nhà ngang) có tổng diện tích là 37,11m có giá trị 14.362.000 đồng, nhà tạm giáp đầu hồi nhà hướng Nam có diện tích 16,1m có giá trị là 4.289.000 đồng, sân có diện tích 5,59m có giá trị 2.330.000 đồng, tường rào có diện tích 49,74m có giá trị 17,081.000 đồng, cổng có giá trị 585.200 đồng, 02 bể nước có giá trị 7.765.000 đồng, 13 cây bưởi có giá trị 1.300.000 đồng, 01 cây cau có quả có giá trị 70.000 đồng, 01 cây dừa có quả có giá trị 130.000 đồng. 07 cây chuối không có buồng có giá trị 35.000 đồng trên diện tích đất 479,77m” có giá trị 1.679.195.000 đồng, có tổng giá trị 1.805.926.000 đồng. So với phần được hưởng vượt 143.048.000 đồng.

( Có các ranh giới cụ thể như sau: Phía Tây nam giáp nhà ông Hộ có các đoạn gấp khúc 5.41m: 0.18m: 15.25m, phía Đông nam giáp nhà ông Đinh có các đoạn gấp khúc 6,66m; 0,7m: 1.72m: 11,72m, phía Đông bắc giáp phần đất nhà bà Nhật được chia dài 36,63m, phía Tây bắc giáp đường xóm và nhà ông Trác có các đoạn gấp khúc 5,5m; 1,75m; 17,23m; 9,35m; 5,09m.

Giao bà cụ Tẹo và bà Nhật sở hữu sử dụng 21,38m tường rào có giá trị 11.141.000 đồng, 02 cây chuối có buồng có giá trị 80.000 đồng, 11 cây chuối không có buồng có giá trị 55.000 đồng trên tổng diện tích 204,2m có giá trị 714.700.000 đồng, có tổng giá trị là 725.976.000 đồng. So với kỳ phần được chia thiếu 36.830.000 đồng.

Có các ranh giới cụ thể như sau: phía Tây nam giáp nhà đất ông Bái được chia dài 36,63m, phía Đông nam giáp nhà ông Đinh dài 5,9m, phía Đông bắc giáp phần đất ông Đức, bà Vinh, bà Phúc được chia dài 36,17m, phía Tây bắc giáp đường ngõ xóm dài 5,5m.

Giao ông Đức, bà Vinh, bà Phúc sở hữu sử dụng 21,38m? tường rào có giá trị 11,141.000 đồng, 01 cổng có giá trị 1,367.000 đồng, 02 cây chuối có buồng có giá trị 40.000 đồng, 8 cây chuối không có buồng có giá trị 40.000 đồng trên tổng diện tích 184,0m2 có giá trị 644.000.000 đồng, có tổng giá trị là 656.588.000 đồng. So với kỳ phần được chia thiếu 106.218.000 đồng.

Có các ranh giới cụ thể như sau: phía Tây nam giáp phần đất nhà bà Nhật được chia dài 36,17m, phía Đông nam giáp nhà ông Đính dài 5,6m, phía Đông bắc giáp nhà ông Vinh có các đoạn gấp khúc 18,56m; 0,25m; 13,88m; 0,3m; 3,26m, phía Tây bắc giáp đường đi dài 5,36m.

Ông Bái phải thanh toán chênh lệch tài sản cho bà Nhật và bà Tẹo là 36.830.000 đồng. cho ông Đức, bà Vinh, bà Phúc là 106.218.000 đồng.

Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ngày 8/10/2009 bà Nguyễn Thị Nhật và ông Đào Văn Đức kháng cáo bản án sơ thẩm về cách chia hiện vật.

Ngày 6/10/2009 ông Bái, anh Hưng, bà Vân (tức Văn), chị Tú Anh có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm không đồng ý chia thừa kế.

– Tại bản án dân sự phúc thẩm số 348/2009/DSPT ngày 23/12/2009 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 12/2009/DSST ngày 16 và 23/9/2009 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì và xử:

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc “xin chia di sản thừa kế” của cụ cố Nguyễn Du Ty, Tường Thị Phú và Tường Thị Ngành của bà Nguyễn Thị Nhật, ông Đào Văn Đức tại đội 2, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đối với ông Nguyễn Du Bái.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn tuyên về án phí. Tại Quyết định kháng nghị số 513 ngày 17/12/2012:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với bản án dân sự phúc thẩm số 348/2009/DSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án dân sự “Tranh chấp chia thừa kết giữa nguyên đơn là ông Đào Văn Đức và bà Nguyễn Thị Nhật với bị đơn là ông Nguyễn Du Bái. Đề nghị Tòa Đân sự Tòa án nhân dân tối cao xét giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 12/2009/DSST ngày 16 và 23/9/2009 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội xét xử Sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Nhận xét vụ án:

Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện: cố Nguyễn Du Ty (chết 1938) có hai vợ là Tường Thị Phú (chết 1956) và Tường Thị Ngành (chết năm 1956), 03 cố chết không để lại di chúc.

Giữa cố Ty và cố Phú sinh được 02 người con là cụ Nguyễn Thị xếp (chết năm 1979) có chồng là Đào Văn Cát đã chết và có 03 người con là Đào Thị Vinh, Đào Thị Phúc và Đào Văn Đức.

Cụ Nguyễn Du Quỳ (chết năm 1995) có 02 người vợ là Nghiêm Thị Vại (chết năm 2002) và Nghiêm Thị Lạc (chết năm 2004). Có 05 người con là Nguyễn Thị Chắt (lớn), Nguyễn Thị Chắt (nhỏ) và Nguyễn Du Bái, Nguyễn Du Bài và Nguyễn Du Chác (tức Ba).

– Giữa cố Ty và cố Ngành có 02 người con là cụ Nguyễn Du Quý (chết 1953) có vợ là Nghiêm Thị Tẹo và 01 người con gái là Nguyễn Thị Nhật.

Cụ Nguyễn Thị Quy (chết năm 2006) có chồng là Đỗ Văn Ngữ và 05 người con là Đỗ Thị Lê, Đỗ Thị Hiền, Đỗ Văn Hân, Đỗ Văn Hoan, Đỗ Văn Hậu, Đỗ Thị Mận. Những người con của cố Ty đã chết và đều không để lại di chúc.

Tài sản các đương sự có tranh chấp là 02 căn nhà 10 gian (05 gian nhà ngang và 05 gian nhà thờ) trên diện tích đất là 1.127m tại đội 2, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (hiện nay đang do ông Bái và ông Chác quản lý sử dụng).

Các nguyên đơn: Bà Nhật và ông Đức cho rằng nhà đất nêu trên là di sản của cố Ty, cố Ngành, cố Phủ để lại. Nay các ông bà yêu cầu chia thừa kế.

Bị đơn: ông Bái ban đầu có lời khai: ông thừa nhận 05 gian nhà ngang, 05 gian nhà thờ trên diện tích đất nêu trên là của các cố Ty, Ngành, Phú để lại. Nhưng sau đó lại có lời khai khác và cho rằng nhà đất đó là do cha của ông là cụ Quỳ mua của cụ Nghiêm Xuân Chi và cụ Nguyễn Thị Tý, chứ không phải của các cố để lại (ông Bái xuất trình văn tự chuyển nhượng đất có nội dung: vợ chồng cụ Nghiêm Xuân Chi và cụ Nguyễn Thị Tý chuyển nhượng đất cho cha của ông là cụ Quỳ nên ông không đồng ý chia theo yêu cầu của bà Nhật và ông Đức).

Như vậy, thấy: cố Ty chết năm 1938, cố Phú và cố Ngành đều chết năm 1956 và ngày 02/8/2001 cụ Quy, bà Nhật, ông Đức khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của các cố để lại là còn thời hiệu chia thừa kế.

Những người trong dòng họ là cụ Nguyễn Thị Quy (con của cố Tý); cụ Nghiêm Thị Tẹo (con dâu cố Ty); cụ Nghiêm Thị Lạc (vợ của cụ Quý và là con dâu của cố Ty) và các cháu của cố Ty, cố Phú, cố Ngảnh là các ông Nguyễn Du Chác, ông Nguyễn Du Bài (ông Chác, Bài là em cùng cha khác mẹ với ông Bái), bà Nguyễn Thị Chắt (lớn), chị gái của ông Nguyễn Du Bái; cụ Đỗ Văn Ngữ, bà Đỗ Thị Lệ, bà Đỗ Thị Hiền, ông Đỗ Văn Hân, ông Đồ Văn Hoan, ông Đỗ Văn Hậu, bà Đỗ Thị Mận (cụ Ngữ chồng của cụ Quy và các con của cụ Quy) đều khai: nhà đất là của cố Ty để lại. Điều này phù hợp với việc cụ Quỳ kê khai tại sổ địa chính của xã Tả Thanh Oai là đất có nguồn gốc của cha ông để lại.

Xét về văn tự mua bán đất ngày 07/8/1929 do ông Bái xuất trình có nội dung: vợ chồng cụ Chi và cụ Tý chuyển nhượng đất cho cụ Quỳ nhưng không có chữ ký của cụ Quỳ là người được nhận đất chuyển nhượng. Hơn nữa, tại thời điểm cụ Quỳ nhận đất chuyển nhượng thì cụ Quỳ mới 07 tuổi (cụ Quỳ sinh năm 1922) nên chưa đủ khả năng để tự mình tham gia giao kết hợp đồng mua bán đất. Điều này phù hợp với lời khai của bà Nghiêm Thị An (con gái cụ Nghiêm người bán đất) cho rằng nghe cha mẹ nói lại bán đất cho cha mẹ cụ Quỳ, nhưng để cụ Quỷ đứng tên vì là con trưởng; và cùng phù hợp với chứng cứ như đã nêu trên.

Do đó, có cơ sở xác định nhà đất tranh chấp là di sản của cố Ty để lại.

Tòa án cấp phúc thẩm xác định nhà đất tranh chấp là của cụ Quỳ để bác đơn khởi kiện của các nguyên đơn là ông Đức, bà Nhật là không có cơ sở.

Tòa án cấp sơ thẩm thì xác định nhà đất có tranh chấp là di sản thừa kế của cố Ty, cố Phú, cố Ngành để chia thừa kế, nhưng lại không giao kỷ phần thừa kế cho bà Nhật theo nguyện vọng của cụ Ngữ, ông Hân, ông Hoan, ông Hậu, bà Hiền, bà Lê, bà Mận là không đúng.

Đánh giá bài viết:
4.5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi