Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1058 Lượt xem

Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động

Xuất phát từ yêu cầu cần phải nắm thông tin để quản lý lao động (như số lượng, cơ cấu, chất lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ, ngành nghề), Nhà nước đã ban hành các quy định về quản lý lao động. Điều 12 BLLĐ năm 2019 được xây dựng nhằm mục đích này.

Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động là gì?

Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động

1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 

Tư vấn về trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động

Xuất phát từ yêu cầu cần phải nắm thông tin để quản lý lao động (như số lượng, cơ cấu, chất lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ, ngành nghề), Nhà nước đã ban hành các quy định về quản lý lao động. Điều 12 BLLĐ năm 2019 được xây dựng nhằm mục đích này.

Điều luật này đã quy định một số trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động như: (i) Trách nhiệm lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động; (ii) Trách nhiệm thông báo cho cơ quan chuyên môn về lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội về tình hình thay đổi lao động nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về lao động cũng như quản lý việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động. 

Điểm mới nổi bật trong BLLĐ năm 2019 là việc người sử dụng lao động có thể lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử. Trong thời hạn luật định, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động tại nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng vẫn phải đảm bảo các thông tin cơ bản về người lao động.

Đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động. Có thể thấy, việc tăng cường công tác quản lý lao động theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ vào quản lý lao động sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ thông tin người lao động chính xác, lâu dài, tiết kiệm tài chính, không gian hơn so với lưu trữ bằng giấy; đồng thời, việc quản lý lao động của các cơ quan có thẩm quyền cũng dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao hơn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi