Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 467 Lượt xem

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Việc chấm dứt hợp đồng lao động dù đúng hay trái pháp luật thì người sử dụng lao động và người lao động đều phải giải quyết hậu quả pháp lý nhằm vừa bảo đảm quyền, lợi ích và trách nhiệm các bên khi chấm dứt, vừa nhanh chóng giải phóng các bên khỏi sự ràng buộc của quan hệ lao động đã kết thúc.

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Điều 48 Bộ luật lao động quy định về Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: 

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động 

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; 

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; 

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. 

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: 

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; 

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. 

Tư vấn về Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Việc chấm dứt hợp đồng lao động dù đúng hay trái pháp luật thì người sử dụng lao động và người lao động đều phải giải quyết hậu quả pháp lý nhằm vừa bảo đảm quyền, lợi ích và trách nhiệm các bên khi chấm dứt, vừa nhanh chóng giải phóng các bên khỏi sự ràng buộc của quan hệ lao động đã kết thúc. 

Thứ nhất: Đối với người sử dụng lao động

Tùy từng trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, việc chấm dứt là đúng hay trái pháp luật mà người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động các khoản tiền bồi thường, trợ cấp, bảo hiểm liên quan đến quan hệ lao động, khoản nợ khác (nếu có, ví dụ: Tiền nghỉ hàng năm do chưa nghỉ, tiền lương…).

Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán. 

Thứ hai: Đối với người lao động

Phụ thuộc vào việc chấm dứt hợp đồng lao động là đúng hay trái pháp luật mà phải thanh toán cho người sử dụng lao động các khoản tiền bồi thường (vi phạm thời hạn báo trước, đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật…), bồi hoàn chi phí đào tạo (nếu có), thanh toán các khoản nợ khác (nếu có). Người lao động còn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu, công cụ, phương tiện làm việc… trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. 

Thứ ba: Thời hạn giải quyết hậu quả pháp lý

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ 4 trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: (i) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; (ii) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; (iii) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; (iv) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. 

->>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi