Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5972 Lượt xem

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra theo Bộ luật dân sự

Theo quy định tại Điều 587 – Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như sau:

“Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

>>>>> Tham khảo: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Tư vấn và bình luận về các quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra theo Bộ luật dân sự 2015.

–  Chỉ áp dụng Điều luật trên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi những người gây thiệt hại đã có sự thống nhất ý chí với nhau về một phương diện nào đó. Hay nói cách khác, chỉ được coi là “cùng gây thiệt hại” khi giữa họ đã có sự bàn bạc với nhau trước khi gây thiệt hại hay sự tiếp nhận ý chí của nhau khi một hành vi gây thiệt hại nào đó đã được thực hiện. Vì vậy, chỉ áp dụng Điều luật trên để giải quyết việc bồi thường trong những trường hợp sau :

+ Những người gây thiệt hại cùng thống nhất ý chí với nhau về hành vi gây thiệt hại dù họ không thống nhất và cũng không mong muốn cho hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Ba người khai thác đá đã thống nhất ý chí để thực hiện hành vi lăn tảng đá mà họ khai thác được xuống chân núi nơi họ khai thác. Khi tảng đá lăn xuống vô tình gây thương tích cho một người khác.

+ Những người gây thiệt hại cùng thống nhất ý chí với nhau cả về việc thực hiện hành vi trái pháp luật, cả về hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Nhiều người cùng bàn bạc và cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người khác.

+ Những người gây thiệt hại dù không thống nhất, bàn bạc để cùng thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng hành vỉ của họ có sự kế tiếp nhau trong quá trình gây thiệt hại.

Ví dụ: Kẻ trộm tài sản và kẻ tiêu thụ tài sản đó.

– Trong những trường hợp trên, những người gây thiệt hại phải cùng nhau (liên đới) bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại. Tuỳ trường hợp cụ thể, căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi người, Toà án xác định phần phải bồi thường cho từng người tương ứng với mức độ lỗi của họ. Nếu không thể xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì buộc họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi