Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5668 Lượt xem

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể, bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Vậy Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa vào đâu?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể, bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. 

Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.

Theo quan điểm của TS. Nguyễn Minh Oanh – giảng viên khoa pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra”.
Theo tác giả Đỗ Chinh: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra”.

Quan điểm khác lại cho rằng: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi (cố ý hoặc vô ý) gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Trong đó, bên vi phạm và gây thiệt hại có nghĩa vụ bù đắp toàn bộ thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu”.

Trong khoa học Luật Dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu “Là một bộ phận hợp thành của chế định trách nhiệm dân sự; là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại; là biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với chủ thể có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho chủ thể khác”.

Qua những quan điểm trên, tác giả cũng đưa ra khái niệm về trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh khi một người có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

Ví dụ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Ví dụ 1: Ông A sở hữu một chiếc xe ô tô giá 500 triệu đồng. Ông đỗ xe đúng quy định ở bãi đỗ của công ty. Ông B lái xe ô tô của mình vào bãi gửi xe, do có sử dụng rượu khi lái xe nên vào bãi đổ xe ông B đã không làm chủ được tay lái, đâm vào xe máy của ông A làm xe hư hỏng nặng.

Như vậy, trong trường hợp này ông B đã có hành vi xâm phạm tài sản của ông A, đây là hành vi trái pháp luật. Do đó, ông B đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho ông A.

Ví dụ 2: Anh X và anh Y rủ nhau đi nhậu, sau khi nhậu say và có bất đồng quan điểm trong một số vấn đề hai anh đã xảy ra mâu thuẫn sau đó do không làm chủ được mình anh M đã lấy chai rượu đánh vào đầu anh N làm anh N bị thương ở đầu, với tỷ lệ thương tích là 10%.

Trong trường hợp trên, anh X đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của anh N trái pháp luật do đó, anh M phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh Y.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ phát sinh trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm BTTH.

Theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Mặt khác, Theo quy định tại Điều 275 BLDS năm 2015 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba BLDS “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.

Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Qua nghiên cứu có thể thấy, BLDS 2015 đã quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho bên bị thiệt hại. 

Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:

Một là: Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần.

Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.

Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Hai là: Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Ba là: Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.

Nếu như Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản về BTTH ngoài hợp đồng, được quy định tại Điều 605 thì BLDS 2015 đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc sau:

– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một dạng chế tài mà người có hành vi vi phạm phải gánh chịu và sẽ phát sinh khi có đầy đủ các căn cứ, điều kiện nêu trên.

Tư vấn nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:

+  Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của Bộ Luật Dân sự quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.

+ Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

+ Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi