Trang chủ Thông tin cần biết Thông tin cần biết Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thứ bẩy, 25/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 3498 Lượt xem

Thông tin cần biết Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân có nhiệm vụ là bảo vệ về công lý và bảo vệ quyền công dân, quyền con người và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân hằng năm thụ lý và giải quyết khoảng là 1 000 vụ việc về tất cả các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại, kinh doanh, hành chính, các việc khác theo quy định pháp luật. Hiện tại, Tòa án nhân dân quận Thanh xuân gồm có 12 thẩm phán và có 25 công chức.

Sau đây, trong bài viết này, LuatHoangPhi.Vn sẽ giới thiệu tới quý vị cụ thể một số nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân; địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản, mã số thuế, giờ làm việc và thủ tục hành chính của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân.

Chức năng, nhiệm vụ Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân

Theo quy định tại điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân được nêu cụ thể bao gồm:

– Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân là cơ quan xét xử của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, được thực hiện các quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân có nhiệm vụ là bảo vệ về công lý và bảo vệ quyền công dân, quyền con người và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Tòa án góp phần trong giáo dục công dân trung thành Tổ quốc, tôn trọng quy tắc cuộc sống xã hội, ý thức về đấu tranh phòng và chống tội phạm cùng các vi phạm khác, thực hiện nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

– Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại, kinh doanh, hành chính, các việc khác theo quy định pháp luật.

Xem xét đầy đủ và khách quan nhất, toàn diện các chứng cứ, tài liệu đã được thu thập qua quá trình tố tụng

Căn cứ vào những kết quả tranh tụng để ra quyết định, bản án việc có tội/không có tội, không áp dụng/áp dụng  biện pháp tư pháp/hình phạt, quyết định quyền và nghĩa vụ tài sản và quyền nhân thân.

– Khi thực hiện nhiệm vụ về xét xử về vụ án hình sự, thì Tòa án có quyền:

+ Ra quyết định thực hiện quyền hạn khác theo đúng quy định Bộ luật tố tụng hình sự

+ Xem xét và kết luận về tính hợp pháp của quyết định tố tụng, hành vi của Điều tra viên, Luật sư, Kiểm sát viên khi trong quá trình xét xử, điều tra, truy tố.

Xem xét hủy bỏ, áp dụng, thay đổi/hủy bỏ biện pháp về biện pháp ngăn chặn; tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án.

+ Xem xét và kết luận về tính hợp pháp của tài liệu, chứng cứ mà Điều tra viên, cơ quan điều tra, kiểm sát viên, Viện kiểm sát thu thập hoặc được cung cấp từ bị can, bị cáo, Luật sư hoặc người tham gia tố tụng khác.

+ Trả hồ sơ theo yêu cầu của Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, yêu cầu Viện Kiểm sát bổ sung thêm chứng cứ, tài liệu khi cần thiết hoặc xác minh, kiểm tra, thu thập và bổ sung thêm chứng cứ thực hiện theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự

+ Yêu cầu phía Kiểm sát viên, Điều tra viên, những người khác trình bày các vấn đề liên quan tới vụ án ở phiên tòa

Khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện ra có việc là bỏ lọt tội phạm.

Ngoài ra, tại khoản 4 đến khoản 9 điều 2 được quy định cụ thể:

4. Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.

5.Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.

6.Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.

Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

7.Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyềncó trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.

8.Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

9.Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.

Địa chỉ Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân

Địa chỉ Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân cụ thể tại: Khu liên cơ Nội chính, Lê Văn Lương, thuộc quận Thanh xuân, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân

Ngoài địa chỉ thì khách hàng cũng quan tâm đến số điện thoại của Tòa án, để có thể dễ dàng liên hệ tới cơ quan này, cụ thể số điện thoại là:

Số điện thoại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân cụ thể là: 024 3558 9367

Giờ làm việc Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân

Giờ làm việc Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân cụ thể như sau:

Thứ hai: 8h00  – 17 h 00

Thứ ba: 8h00  – 17 h 00

Thứ tư: 8h00  – 17 h 00

Thứ năm: 8h00  – 17 h 00

Thứ sáu: 8h00  – 17 h 00

Thứ bảy: Đóng cửa

Chủ Nhật: Đóng cửa

Như vậy, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân chỉ làm việc ngày hành chính, giờ hành chính trong tuần.

Mã số thuế Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân

Mã số thuế Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân là: 0103221071

Chánh án Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân hiện nay?

Chánh án Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân hiện nay là ông Lưu Viêt Hiểu

Ngoài ra, có các phó chánh án: Ông Nguyễn Tuấn Phúc và Bà Sa Thị Phượng.

Thủ tục hành chính thực hiện tại Tòa án quận Thanh Xuân

– Giải quyết thủ tục hành chính theo thủ tục sơ thẩm cụ thể đối với tranh chấp:

+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình:

Tranh chấp về các giao dịch dân sự/hợp đồng dân sự

Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản

Tranh chấp về thừa kế tài sản

Tranh chấp về ly hôn, thủ tục ly hôn, quyền nuôi con hoặc chia tài sản chung

Bồi thường thiệt hại trong, ngoài hợp đồng

Cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn

Xác định cha mẹ con

Tranh chấp về bồi thường về thiệt hại khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính về cạnh tranh (không bao gồm yêu cầu bồi thường thiệt hại giải quyết vụ án hành chính)

Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố về văn bản công chứng vô hiệu

Tranh chấp về tài sản mà bị cưỡng chế thi hành án

Tranh chấp về việc sinh con kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ với mục đích nhân đạo.

Tranh chấp mà về gia đình, hôn nhân

…..

+ Tranh chấp về thương mại, kinh doanh:

Những tranh chấp phát sinh ở những hoạt động thương mại, kinh doanh giữa tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh với nhau

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân hoặc tổ chức với nhau vì lợi nhuận

Tranh chấp giữa người này với người khác mà chưa phải là thành viên của công ty nhưng lại có giao dịch chuyển nhương về vốn góp công ty, thành viên công ty.

Tranh chấp về thương mại, kinh doanh khác ( không bao gồm những trường hợp mà thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức, cơ quan khác theo quy định)

+ Tranh chấp về lao động:

Tranh chấp lao động giữa người lao động – người sử dụng lao động nhưng thông qua thủ tục về hòa giải từ hòa giải viên lao động không hòa giải thành, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng/ hòa giải không trong thời hạn pháp luật quy định( trừ một số trường hợp mà không bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải)

Tranh chấp về học nghề, tập nghề; bồi thường thiệt hại lý do đình công không đúng quy định; cho thuê lại lao động; quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; vệ sinh lao động, an toàn lao động.

+ Tranh chấp khác về lao động

+ Tranh chấp lao động đối với tập thể cụ thể là quyền giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động mà đã được Chủ tịch của Ủy ban nhân dân huyện giải quyết nhưng tập thể người lao động và người sử dụng lao động không đồng ý hoặc là quá thời hạn Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không thụ lý giải quyết.

– Giải quyết thủ tục hành chính theo thủ tục sơ thẩm cụ thể đối với yêu cầu:

+ Giải quyết về dân sự theo yêu cầu về

Yêu cầu tuyên bố/ hủy quyết định tuyên bố về việc một người mất tích, chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng là vô hiệu

Công nhận về kết quả hòa giải

Công nhận quyền sử dụng tài sản, công nhận quyền sở hữu.

+ Giải quyết về hôn nhân, gia đình:

Các yêu cầu việc hủy kết hôn xác định là trái pháp luật

Yêu cầu công nhận về thỏa thuận nuôi con, thuận tình ly hôn

Chấm dứt quyền nuôi con nuôi

Hạn chế quyền cha mẹ

Về việc mang thai hộ

Chia tài sản sau khi ly hôn

……

+ Yêu cầu thương mại, kinh doanh:

Hủy bỏ nghị quyết Hội đồng thành viên về doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

+ Yêu cầu về lao động:

Yêu cầu về tuyên bố thỏa ước lao động hoặc hợp đồng lao động vô hiệu

Yêu cầu xét tính hợp pháp cuộc đình công

Yêu cầu công nhận, thi hành ở Việt Nam phán quyết về lao động Trọng tài nước ngoài.

Yêu cầu công nhận, cho thi hành ở Việt nam/ không công nhận quyết định, bản án lao động của Tòa án nước ngoài / không công nhận về quyết định, bản án lao động Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu được thi hành ở Việt Nam.

Các yêu cầu khác cụ thể về lao động (trừ trường hợp khác mà thuộc vào thẩm quyền giải quyết của tổ chức, cơ quan khác theo quy định pháp luật)

Trên đây, là những nội dung cơ bản về chức năng, nhiệm vụ Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân; địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản, mã số thuế, giờ làm việc và các thủ tục hành chính của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân.

Trên đây là một số chia sẻ của luathoangphi.vn về Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân trong chuyên mục Tòa án nhân dân. Trường hợp cần tư vấn hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ.

>>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin ly hôn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi