Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tiến trình phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 500 Lượt xem

Tiến trình phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những quy định về sở hữu công nghiệp và những quy định về quyền tác giả.

Hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam về sở hữu trí tuệ tính đến thời điểm hiện nay tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định không hợp lý, có phần phức tạp đã gây ra những khó khăn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam về cơ bản được điều chỉnh theo nguyên tắc của pháp luật dân sự.

Vậy tiến trình phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay ra sao? Khách hàng cùng theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ hơn.

Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay

Sau Hiến pháp, văn bản pháp luật có hiệu lực cao về vấn đề này là Bộ luật Dân sự năm 1995, quy định tại Phần thứ VI với 81 điều (từ Điều 745 đến Điều 825). Do chỉ đề cập các khía cạnh dân sự của các mối quan hệ về sở hữu trí tuệ nên Bộ luật Dân sự không bao quát hết được các khía cạnh kinh tế, hành chính, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền sở hữu trí tuệ.

– Bộ luật Dân sự cũng không bao quát hết được các đối tượng sở hữu công nghiệp như:

– Bí mật kinh doanh;

– Chỉ dẫn địa lý;

– Tên thương mại;

– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

– Thiết kế bố trí mạch tích hợp;

– Giống cây trồng mới.

Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã tham gia các hiệp định sau:

– Công ước Paris (1883 – 1979) về bảo hộ sở hữu công nghiệp;

– Thỏa ước Madrid (1891 – 1979) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa;

– Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, Nghệ thuật;

– Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế – PCT (1979);

– Hiệp định về hợp tác sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thụy Sỹ;

– Hiệp định về quan hệ quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ.

Hệ thống văn bản pháp luật trong nước có liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm có: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Xuất bản, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản dưới luật khác.

Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những quy định về sở hữu công nghiệp và những quy định về quyền tác giả.

– Từ những năm 90, thế kỷ XX, những chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ, nền kinh tế thị trường được khuyến khích mở rộng và được hỗ trợ bằng những chính sách hữu hiệu để phát triển, theo đó các hoạt động kinh tế đối ngoại được coi trọng, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã là những nhu cầu bức xúc của mọi cá nhân, tổ chức (đặc biệt là các doanh nghiệp) thuộc mọi thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau được thừa nhận sự tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, sự tác động của chính sách phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề xướng đã nhanh chóng có hiệu quả. Để thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1995, do vậy cũng như các nước trong tổ chức này, Việt Nam đã ký Hiệp định khung ASEAN về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Đặc biệt vào tháng 7/2000 tại Thủ đô Washington hai đoàn đàm phán của Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiếp tục vòng đàm phán lần thứ 8 và đã nhất trí với nhau về toàn bộ Dự thảo của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, dẫn đến việc Hiệp định này được ký kết vào ngày 13/7/2000 (theo giờ Washington) ngày 14/7/2000 giờ Việt Nam). Hiệp định có hiệu lực vào ngày 10/12/2001.

>>>>> Tham khảo bài viết: Thủ tục Đăng ký sở hữu trí tuệ

Ý nghĩa việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết đã tạo điều kiện cho Việt Nam thực hiện cơ hội chủ trương hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế:

Thứ nhất, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo ra những cơ hội trong hội nhập toàn diện hơn với các nền kinh tế Đông Nam Á và gia nhập WTO (từ năm 1995, Việt Nam đã làm đơn xin gia nhập WTO và hiện nay là quốc gia thành viên của tổ chức này).

Thứ hai, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ nói riêng, thị trường Bắc Mỹ nói chung.

Thứ ba, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo ra điều kiện và những cơ hội mới để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hoa Kỳ là nước có trình độ khoa học và công nghệ cao, phát triển. Do vậy, theo Hiệp định này Việt Nam sẽ thu hút được nguồn vốn lớn bao gồm cả những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao từ phía các nhà đầu tư của Hoa Kỳ.

Về lĩnh vực quyền tác giả: Hiệp định song phương về quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ được ký vào ngày 27/6/1997 (có hiệu lực từ ngày 23/12/1998). Đây là Hiệp định đầu tiên Việt Nam ký kết với nước ngoài ở một lĩnh vực mới mẻ và phức tạp.

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng đề cập những vấn đề cơ bản trong việc bảo hộ quyền tác giả. Như vậy Việt Nam đã có những hiệp định song phương với Hoa Kỳ về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, theo đó, Việt Nam phải tham gia Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật (1971) trong thời hạn 24 tháng, Công ước Geneve về bảo hộ nhà xuất bản chống lại mọi hành vi sao chép trái nguyên tắc (Công ước Geneve, 1971), Công ước về phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (Công ước Brusels, 1974), trong vòng 30 tháng từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực.

Ngoài ra, để trở thành thành viên của tổ chức WTO, Việt Nam tham gia Hiệp định TRIPS về khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bắt buộc của quá trình này. Hà Qua hai năm thực hiện Hiệp định song phương, các tác phẩm của Hoa Kỳ đã được bảo hộ ở Việt Nam.

 Phim của Hoa Kỳ được sử dụng phát sóng trên truyền hình Việt Nam chiếm 10% thời lượng của chương trình phim truyện, đều có thỏa thuận về quyền tác giả. Đài Truyền hình Việt Nam có Trung tâm khai thác bản quyền và trao đổi chương trình truyền hình, 9 bộ phim năm 1999 và 7 bộ phim năm 2000 của Hoa Kỳ phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội có bản quyền do Công ty quảng cáo Tùng Hoa cung cấp.

Ngoài ra, các loại ấn phẩm dưới dạng sách của Hoa Kỳ cũng đã được công bố tại Việt Nam. Năm 1999, 21 đầu sách văn học của Hoa Kỳ trên tổng số 8789 đầu sách Việt Nam đã xuất bản, năm 2000, con số này là 2016. Ba Việt Nam với Thụy Sĩ ký Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vào ngày 7/7/1999 (có hiệu lực từ ngày 8/6/2000).

Đây là Hiệp định song phương thứ hai mà Việt Nam cam kết với nước ngoài về quyền tác giả. Hiệp định này điều chỉnh cả về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, gồm các quy định dẫn chiếu đến Hiệp định TRIPS trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực của Hiệp định này, đồng thời ràng buộc các bên phải tham gia một số Điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học – nghệ thuật (1971) và Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà xuất bản, ghi âm và tổ chức phát sóng (1961).

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập liên quan đến sở hữu trí tuệ của Việt Nam, những khó khăn về mặt chủ quan và khách quan là những trở ngại không nhỏ tới quá trình hội nhập này. Những quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ còn thiếu hoặc không còn phù hợp với các hiệp định song phương mà Việt Nam tham gia và cũng không phù hợp với những quy định của WIPO và WTO.

1) Pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về các quyền liên quan đến quyền tác giả như quyền cho thuê, quyền nhập khẩu. Bên cạnh đó quyền của các tổ chức sản xuất bằng âm thanh, đĩa âm thanh, băng từ hình, địa hình cũng chưa được pháp luật quy định đầy đủ, còn thiếu quyền phân phối, quyền bán và cho thuê;

2) Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, pháp luật quy định có thời hạn bảo hộ là 50 năm, cao hơn thời hạn bảo hộ sản phẩm trí tuệ cùng loại mà Công ước Berne đã quy định (Công ước Berne quy định 25 năm);

3) Thời hạn bảo hộ những tác phẩm không tính theo đời người là 50 năm là phù hợp với quy định của Công ước Berne và Hiệp định TRIPS nhưng lại ngắn hơn so với quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ về cùng thể loại là 25 năm (Hiệp định này quy định là 75 năm);

4) Quyền của các tổ chức sản xuất bằng âm thanh, đĩa âm thanh, băng từ hình, địa hình được pháp luật Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ là 50 năm (thời hạn này cao hơn so với Công ước Roma (là 20 năm) phù hợp với Hiệp định TRIPS (50 năm) nhưng lại thấp hơn so với Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, quy định thời hạn là 75 năml”.

Căn cứ vào quy định tại Điều 788 Bộ luật Dân sự của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa được xác lập theo Bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác cũng được xác lập theo quy định của pháp luật”.

Theo Điều 766 BLDS sửa đổi tại khoản 4 và 5 của Điều luật cho phù hợp với Điều ước quốc tế: “Các quyền nhân thân quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 751 và quyển tài sản quy định tại khoản 2 Điều 751 và khoản 2 Điều 752 của Bộ luật này được bảo hộ trong thời hạn bảy mươi lăm năm kể từ ngày kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố lần đầu tiên (Khoản 4); “Đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh, thì quyền tác giả thuộc Nhà nước; nếu trong thời hạn bảy mươi lăm năm, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả, thì quyền tác giả được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và thời hạn bảo hộ được tính từ ngày xác định được tác giả (khoản 5).

Thực hiện từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế thông qua việc tham gia Công ước Berne, các Công ước, Hiệp ước thuộc lộ trình gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam cần tham gia vào một cố Công ước về lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

– Công ước Geneve năm 1971 về bảo hộ người sản xuất chương trình ghi âm, chống lại sự sao chép trái phép;

– Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới năm 1978 và năm 1991;

– Công ước Brussels về phân phối tín hiệu, mạng chương trình truyền qua vệ tinh năm 1974;

– Hiệp định TRIPS về các khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu trí tuệ;

Hiện tại, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định và các công ước sau: Công ước Paris (1883 – 1979) về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Thỏa ước Madrid (1891 – 1979) về đăng ký quốc tế nhãn nhiệu hàng hóa, Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế PCT, 1970; Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định về hợp tác sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thụy Sỹ; Hiệp định về quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ.

Việt Nam đang tạo ra những điều kiện để có cơ hội gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, thâm nhập thị trường và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Việt Nam cũng chịu những thách thức lớn như phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, thực hiện những luật chơi” kinh doanh quốc tế với điều kiện là một nước đang phát triển, Việt Nam sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng.

– Trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có những quy định khá đầy đủ để thực hiện việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cùng với việc ban hành những văn bản pháp luật quy định bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mới (những đối tượng chưa được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995).

– Việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mới là do nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh của quá trình hội nhập quốc tế.

– Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng mới nhằm mục đích sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước, trong khu vực, hội nhập quốc tế và phục vụ cho công việc xuất nhập khẩu.

Đứng trước chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam phải quan tâm đến những lợi ích ổn định lâu dài, những yếu tố tích cực có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong suốt quá tình hội nhập khu vực và quốc tế.

Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, WTO đòi hỏi các nước thành viên trong một thời hạn nhất định phải xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Một trong những tiêu chuẩn được coi là đầy đủ là hệ thống pháp luật bảo hộ tất cả đối tượng sở hữu trí tuệ được liệt kê trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS – WTO) trong đó, bao gồm những đối tượng sở hữu công nghiệp mới18.

Nhu cầu gia nhập WTO của Việt Nam rất cần thiết, do vậy Việt Nam ký Các hiệp định của WTO có hiệu lực vào ngày 01/01/1995, các nước phát triển có thời hạn 1 năm (đến 31/12/1999) phải đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TRIPS về hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những nước kém pháp luật có thời hạn 11 năm (năm 2006). Hiện nay gia hạn đến năm 2006 đối với việc bảo hộ những sáng chế thuộc lĩnh vực dược phẩm.

Đối với nước đang phát triển, không có hệ thống bảo hộ Patent sản phẩm trong lĩnh vực cụ thể, thì khi Hiệp định TRIPS có hiệu lực, nước này có thời hạn tối đa là 10 năm để thực hiện việc bảo hộ này, trừ hệ thống bảo hộ đối với dược phẩm và nông dược phẩm phải có những quy định bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mới. Việt Nam phấn đấu đạt những mục đích cơ bản sau khi các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam.

Tham gia tổ chức WTO là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hội nhập của nền kinh tế, đáp ứng những yêu cầu của Hiệp định TRIPS là một lộ trình có tính nguyên tắc được áp dụng đối với mọi quốc gia xin gia nhập WTO. Như vậy, Việt Nam bảo hộ những đối tượng sở hữu công nghiệp mới là một trong những điều kiện quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình gia nhập WTO của Việt Nam (Tính đến tháng 4/2003 có có 146 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên).

Pháp luật Việt Nam quy định bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp

Những quy định của pháp luật Việt Nam bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mới:

– Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng:

– Bí mật kinh doanh;

– Chỉ dẫn địa lý;

– Tên thương mại;

– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp;

– Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 về bảo hộ giống cây trồng mới;

– Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch thích hợp.

Những quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mới, theo chúng tôi đã có sự phù hợp với những đòi hỏi của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và Hiệp định TRIPS. Tuy vậy, ở Việt Nam chưa có những cơ quan có trình độ chuyên môn cao để giúp cho Quốc hội trong quá trình lập pháp về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Ở Việt Nam chưa có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ cụ thể như Bộ Thương mại, Bộ Khoa học – Công nghệ. Tổng cục Hải quan, Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính – Viễn thông, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc tạo điều kiện thuận lợi và đóng vai trò cố vấn trong việc lập pháp của Quốc hội về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong thời gian từ năm 2000 – 2003, một số văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được ban hành:

– Nghị định số 54/2000/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và Nghị định số 42/2003/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã là những giải pháp kịp thời đối phó với sức ép từ bên ngoài trước yêu cầu của luật chơi” trong quá trình Việt Nam tham gia hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Vì điều kiện nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa lâu, cơ sở hạ tầng còn chưa bền vững và chắc chắn, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, thường xuyên thiếu vốn, công nghệ lại lạc hậu, do vậy khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế không cao, theo đó khả năng cạnh tranh rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới”.

Một điều mà ai cũng nhận thấy, Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số làm nghề nông, thu nhập bình quân đầu người hàng năm rất thấp, do vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ở Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn, nạn làm hàng giả theo đó mà hoành hành thị trường tự do vì giá rẻ.

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký sở hữu trí tuệ

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi