Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Tiền lương ngừng việc theo Bộ luật lao động mới nhất
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 557 Lượt xem

Tiền lương ngừng việc theo Bộ luật lao động mới nhất

Ngừng việc là tình trạng làm việc của người lao động bị gián đoạn so với trong hợp đồng lao động, thỏa thuận hợp pháp khác hoặc theo nội quy, quy chế của người sử dụng lao động được ban hành theo quy định.

Quy định về tiền lương ngừng việc mới nhất

Điều 99 Bộ luật lao động quy định Tiền lương ngừng việc như sau:

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 

mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau: 

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; 

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng vic trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. 

Tư vấn về Tiền lương ngừng việc theo Bộ luật lao động mới nhất

Ngừng việc là tình trạng làm việc của người lao động bị gián đoạn so với trong hợp đồng lao động, thỏa thuận hợp pháp khác hoặc theo nội quy, quy chế của người sử dụng lao động được ban hành theo quy định. 

Trong thực tế sản xuất, kinh doanh, tình trạng ngừng việc của người lao động diễn ra khá phổ biến và xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Ngừng việc đồng nghĩa với việc người lao động không trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, không tạo ra giá trị sản phẩm, dịch vụ cho người sử dụng lao động, theo đó quan hệ trực tiếp đến vấn đề tiền lương. 

BLLĐ khái quát hóa tình trạng ngừng việc của người lao động theo lỗi gây ra. Trước hết, ai gây ra lỗi thì người đó phải chịu trách nhiệm về lỗi mà mình đã gây ra, đó chính là nguyên tắc xử lý trách nhiệm thông thường trong xã hội.

Người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động vẫn được nhận đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Tương ứng với điều này, nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, đây chính là nguyên tắc cân bằng trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quan hệ lao động không phải chỉ có quan hệ riêng biệt giữa từng cá nhân người lao động với người sử dụng lao động mà còn có quan hệ giữa tập thể (nhiều người) lao động với người sử dụng lao động.

Khi một hoặc một số người trong tập thể lao động trực tiếp gây ra lỗi thì họ không được trả lương là rất rõ ràng, nhưng các lỗi này lại dẫn tới những người lao động khác (không liên quan đến lỗi) cũng phải ngừng việc do có sự liên kết giữa các nhiệm vụ của người lao động với nhau thì lại cần đánh giá theo khía cạnh khác, trong quan hệ này cả người sử dụng lao động và lao động trong cùng đơn vị đều không có lỗi mà chỉ là bên bị ảnh hưởng do lỗi của bên thứ ba, theo đó trong khoản 2 Điều 99 đưa ra cơ chế giải quyết cho phép trả lương theo thỏa thuận của hai bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu để bảo đảm hài hòa lợi ích các bên bảo đảm môi trường làm việc được công bằng. 

Ngoài những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ 02 chủ thể trong quan hệ lao động, trên thực tế còn xảy ra những trường hợp ngừng việc do nguyên nhân khách quan như từ sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế.

Trong những trường hợp này, trước đây, BLLĐ năm 2012 quy định trả lương cho người lao động theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu (không giới hạn thời gian ngừng việc). Với cơ chế này thì người lao động đương nhiên hưởng mức ít nhất bằng lương tối thiểu, dù người lao động có tự nguyện hay hai bên có đồng thuận thì người sử dụng lao động cũng không được trả mức thấp hơn. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đối với những doanh nghiệp bị tác động từ nguyên nhân khách quan dẫn tới phải cho nhiều người lao động ngừng việc trong thời gian dài.

Từ thực tế này, đến BLLĐ năm 2019, tại khoản 3 Điều 99 đã bổ sung quy định cơ chế giải quyết cho hai bên thỏa thuận gắn với giới hạn thời gian: (i) ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; (ii) ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Đây chính là điểm mới, có ý nghĩa tháo gỡ khó khăn thiết thực cho nhiều doanh nghiệp. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi