Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1035 Lượt xem

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật

Bản án số 03/DSST ngày 26/04/2002 của Toà án nhân dân quận T đã xử chia thừa kế giữa nguyên đơn là bà Kiều Thị Ng với | bị đơn là anh L sinh năm 1976 là một trong những bản án về giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật

Khách hàng đang quan tâm đến giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp thừa kế vui lòng theo dõi nội dung bài viết với tiêu đề: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật.

Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do di chúc lập không đúng thủ tục mà pháp luật đã quy định

Bản án số 02/DSST ngày 10/01/2002 của Toà án nhân dân huyện S. đã xử việc chia thừa kế giữa nguyên đơn là ông N.H.T. sinh năm 1934, trú tại thôn L, xã T, huyện S, thành phố Hà Nội với bị đơn là chị Nguyễn thị Tuyết N, sinh năm 1983.

Tắt nội dung vụ án như sau:

Ông Nguyễn Hùng T, kết hôn cùng bà Nguyễn Thị T. vào năm 1974 trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã T, huyện S. Sau khi kết hôn vợ chồng ông về sống tại thôn L, huyện S. Nguồn gốc nhà đất là của bố mẹ bà T cho vợ chồng ông.

Năm 1980 ông bà có làm một nhà cấp 4 và đến năm 1995 vợ chồng ông lại xây tiếp nhà hai tầng nằm trên diện tích đất 736m. Năm 1983 vợ chồng ông đón anh M (là con riêng của ông) về ở. Năm 1986 vợ chồng ông nhận chị Nh làm con nuôi.

Khối tài sản của vợ chồng ông T. bà T. gồm 736m” đất thổ cư, 112,55m nhà hai tầng 42,92m” nhà ngói cấp 4, 32,3mobếp, chuồng lợn, 12.6m công trình phụ, 1 giếng nước, 39,52m” sân gạch, 146,52m tường rào và tường hoa, 25 loại tài sản khác cùng với 26.317.000 đồng tiền mặt.

Chị Nh xuất trình một bản di chúc lập ngày 01/10/2000 với nội dung bà T. định đoạt toàn bộ nhà đất cho chị Nhung.

Ông T. yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật vì ông cho rằng di chúc mà chị Nh xuất trình không có hiệu lực pháp luật.

Toà sơ thẩm xét thấy di chúc mà chị Nh xuất trình là do chị Nhi trực tiếp viết và có hai người là ông Lê Bá Tr và ông Dương Đức Ch ký làm chứng. Tại lời khai ngày 12/12/2001 (bút lục số 16) ông Ch xác nhận di chúc của bà T là do gia đình chị Nh đưa cho ông ký làm chứng sau khi bà T. đã chết và nay ông xác định chữ ký của ông tại bản di chúc là không có giá trị. Toà sơ thẩm không chấp nhận di chúc do chị Nh xuất trình nền di sản của bà T được chia thừa kế theo pháp luật.

Qua vụ tranh chấp trên chúng tôi thấy rằng bản di chúc mà chị Nh xuất trình trước Toà án là di chúc tự lập nhưng trái với thủ tục mà pháp luật đã quy định đối với loại di chúc này (di chúc tự lập phải do chính người để lại di sản viết). Ngoài ra, di chúc định đoạt toàn bộ nhà đất cho chị Nh là đã định đoạt cả tài sản của người khác (tài sản của ông T) nên nội dung của di chúc cũng không đúng pháp luật. Vì thế, Toà sơ thẩm không chấp nhận di chúc trên là hoàn toàn chính xác.

Bản án dân sự sơ thẩm bị đương sự kháng cáo và đã được Toà án nhân dân thành phố H xét xử lại theo trình tự phúc thẩm bằng bản án số 70/DSPT ngày 23/4/2002. Tại bản án này Hội đồng xét xử cũng không chấp nhận di chúc của bà T lập ngày 02/10/2000 do chị Nh xuất trình. Di sản của bà T được chia thừa kế theo pháp luật.

Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do người làm chúng di chúc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Bản án số 03/DSST ngày 26/04/2002 của Toà án nhân dân quận T đã xử chia thừa kế giữa nguyên đơn là bà Kiều Thị Ng với | bị đơn là anh L sinh năm 1976 

Tóm tắt nội dung vụ án như sau:

Sau khi ly hôn với vợ là bà Ch, ông T đã bán ngôi nhà ở phố Đội Cấn, mua ngôi nhà mặt đường đường Khuất Duy Tiến, và sống chung cùng chị Ng, đến ngày 22/04/1997 đăng ký kết hôn và tiếp tục sống chung nhưng không có con chung. Giấy tờ mua bán nhà nói trên viết tay và đứng tên ông T.

Ngày 27/03/2000 ông T chết do bị ung thư gan. Trước khi chết 4 tiếng, ông T có bảo chị Ngọc viết hộ di chúc do ông đọc. Sau khi viết xong di chúc chị Ngọc có đưa bút cho ông T ký vào bản di chúc đó.

Di chúc có chữ ký của ông M là người làm chứng. Trong di chúc ông T định đoạt cho bà Ng và anh L mỗi người 1/2 ngôi nhà phố Khuất Duy Tiến. Sau khi ông T chết, bà Ng yêu cầu chia thừa kế khối di sản mà ông T để lại.

Toà sơ thẩm đã chấp nhận di chúc miệng của ông T và cho bà Ng cùng anh L hưởng theo di chúc ngôi nhà đường Khuất Duy Tiến. Phần di sản còn lại của ông T được chia theo pháp luật.

Anh L và anh Lân (là các con của ông T) kháng cáo vì cho rằng bà Ng không được hưởng theo di chúc vì đó là bản di chúc không có hiệu lực pháp luật.

Vụ án trên đã được Toà án nhân dân thành phố H xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Tại bản án số 112/DSPT ngày 25/06/2002, Hội đồng xét xử nhận định: Di chúc miệng do ông T lập được chị Ngọc viết hộ chỉ có một người làm chứng là ông Muôn, (Chị Ngọc có ký trong di chúc nhưng không có tư cách là người làm chứng di chúc vì chị là người thừa kế của ông T).

Trong khi Điều 654 BLDS đã quy định di chúc miệng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Vì vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận di chúc này nên đã sửa án sơ thẩm. Di sản thừa kế mà ông T để lại được chia theo luật.

Qua vụ án trên chúng ta thấy di chúc miệng của ông T cũng có hai chữ ký của hai người làm chứng là chữ ký của ông Muôn và chữ ký của chị Ngọc. Sai lầm của Toà sơ thẩm là không xác định được chị Ngọc là người không được làm chứng cho di chúc của ông T. Việc Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa phần này của án sơ thẩm là hoàn toàn chính xác.

Tranh chấp do người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác

Bản án số 02/DSST của Toà án nhân dân huyện T đã xét xử việc tranh chấp chia thừa giữa nguyên đơn là bà Chử Thị Th với nguyên đơn là anh Đặng Văn H..

Nội dung vụ kiện được tóm tắt như sau:

Vợ chồng hai cụ Đặng Đình V và Nguyễn Thị Q sinh được ba người con là: bà Đặng Thị Kh, ông Đặng Đình V và bà Đặng Thị T. Cụ V chết năm 1945 không để lại di chúc, cụ Q chết năm 2000 có di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh Đặng Văn H. Di chúc của cụ Q được lập vào ngày 24/06/1999.

Diện tích nhà đất hiện nay đang có tranh chấp có nguồn gốc là của bố mẹ cụ Q để lại cho vợ chồng cụ Q, trên có một nhà ba gian tranh tre mái lá. Năm 1950 ông V kết hôn với bà Th và hai vợ chồng chung sống với cụ Q tại diện tích đất nói trên.

Quá trình ở cùng cụ Q, vợ chồng ông V đã cùng cụ Q xây dựng lại ba gian nhà tranh tre thành 5 gian nhà cấp 4 xây gạch lợp ngói như hiện nay. Do đó diện tích nhà đất đang có tranh chấp được xác định là tài sản chung của vợ chồng cụ Văn và cụ Q.

Bà Th yêu cầu xin chia thừa kế di sản mà vợ chồng cụ V và cụ Q để lại vì cho rằng cụ Q không có quyền định đoạt bằng di chúc cả phần di sản của cụ V. Bản án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của bà Chử Thị Th và quyết định:

Tách phần di sản của cụ V trong khối tài sản chung của cụ với cụ Q. Phần di sản này được chia theo luật.

Xác định ông Đặng Đình V mất năm 1998 và chia thừa kế theo luật đối với di sản của ông V.

Xác định cụ Q mất năm 2000 và chia thừa kế theo di chúc đối với phần di sản của cụ Q cho anh Đặng Văn Hùng.

Anh Đặng Văn H làm đơn kháng cáo không đồng ý chia thừa kế nhà đất hiện nay anh đang ở vì khi còn sống cụ Q đã viết di chúc để lại cho anh toàn bộ nhà đất nói trên.

Vụ án trên đã được Toà án nhân dân thành phố H xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Trong bản án số 78/DSPT, Hội đồng xét xử cũng đã xác định việc cụ Q lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản (trong đó có cả phần tài sản của cụ Văn) là không đúng pháp luật. Nên di chúc của cụ Q chỉ được chấp nhận một phần. Di sản của cụ Q trị giá 17.392.817 đồng được chia theo di chúc cho anh H được hưởng.

Tranh chấp thừa kế do xác định không đúng thời điểm có hiệu lực của di chúc

Vụ tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Hữu L với bị đơn là ông Nguyễn Anh D (con cụ L).

Tóm tắt vụ án như sau:

Vợ chồng cụ Nguyễn Hữu L và cụ Lê Thị T có 6 người con chung là ông H, ông D, ông V, ông Ph, bà Minh Ch và Liên Ch.

Cụ Lê Thị T chết vào ngày 25/10/2001, không để lại di chúc. Theo cụ L trình bày: vợ chồng cụ tạo lập được ngôi nhà ngói gồm 10 phòng trên tổng diện tích đất là 4600 m, sau đó cụ đã bán một phần, còn lại là 2.000 m2.

Năm 1993 cụ thông báo việc phân chia đất cho các con đồng thời cụ làm giấy viết tay cho từng người. Năm 1994, cụ cho ông D lấp ao trồng chuối, năm 1995 ông D xây nhà cho sinh viên thuê (cụ L biết nhưng không phản đối), năm 1999 ông D bán một phần đất ao cụ không biết.

Nay do ông D bất hiếu với bố mẹ nên vợ chồng cụ phải lập di chúc lần 2 để bác bỏ (thay thế) di chúc ngày 1/5/1983 và kiện đòi đất ao còn lại.

Bản án dân sự Số 01/DSST ngày 27/12/2002 Toà án nhân dân quận T quyết định.

Xác nhận việc huỷ bỏ di chúc chung

Chấp nhận yêu cầu của bà Minh Ch (Đại diện cho cụ L) đòi lại quyền sử dụng đất của cụ L và chia thừa kế theo pháp luật quyền sử dụng đất, vật kiến trúc của cụ T để lại cho ông D gồm 604,4m2 đất trên có miếu thờ.

Xác nhận quyền sử dụng đất của cụ L là 1/2 diện tích đất 604,4m2 đất trên có miếu thờ mà ông D đã xây nhà 3 tầng, nhà làm câu lạc bộ bóng bàn và nhà cấp 4 cho thuê

Buộc ông D trả cụ L trả toàn bộ diện tích đất ông D đã xây nhà cấp 4 diện tích 229,46 mo. Cụ L được sở hữu toàn bộ vật liệu xây dựng.

Cụ L có trách nhiệm trả cho vợ chồng ông dùng tiền công xây nhà và đổ đất đối với diện tích đất trên. Xác định hàng thừa kế của cụ T gồm: Cụ L, ông H, Ông D, ông V, ông Ph, Bà Minh Ch, và bà Liễu Ch.

Ông D được chia toàn bộ diện tích 71.54m đất có nhà 3 tầng và một miếu thờ trên sân cùng một phần diện tích đất có nhà ông D xây làm câu lạc bộ bóng bàn, tổng diện tích ông D được chia là 117,149m2.

Xác định diện tích đất ao đã san lấp có diện tích đo thực tế 789m” trên có miếu thờ.

– Sau khi xét xử phúc thẩm cụ L có đơn khiếu lại và Chánh án toà án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên,

Giao hồ sơ vụ án cho TAND thành phố H xét xử theo thủ tục sơ thẩm.

Qua quá trình xét xử của các cấp Toà trong vụ án trên, chúng tôi thấy:

– Các cấp Toà đều xác định chính xác người thừa kế theo pháp luật.

– Toà án Nhân dân quận 1 quyết định cho ông D hưởng phần diện tích đất đã xây dựng cho sinh viên thuê là không có căn cứ, vì di chúc của hai cụ cho ông D hưởng phần đất trên đã bị thay thế (do vợ chồng cụ L, cụ T đã bác bỏ di chúc đó).

– Toà án nhân dân thành phố H quyết định bác đơn yêu cầu đòi quyền sử dụng đất và xin chia thừa kế của cụ L là không đúng, chúng tôi cho rằng Toà án nhân dân thành phố H đã sai lầm trong việc coi di chúc mà các cụ lập là một hợp đồng tặng cho, trong khi thật sự đó là một di chúc.

Trong bản di chúc đó có viết: “Chúc thư này chúng tôi làm và phân chia cho các con kể từ ngày chúng tôi ký, phải được tôn trọng và áp dụng đúng khi chúng tôi khuất núi, khi chúng tôi còn sống quyền quyết định vẫn thuộc về bố mẹ”

Như vậy khi các cụ còn sống thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của các cụ. Các tài sản tạm giao cho các con sử dụng không phải là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của họ. Vì thế ông D không có quyền bán hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất tạm giao.

Cụ L và cụ T có quyền thay đổi việc định đoạt tài sản một khi còn sống. Phần tài sản tạm giao cho ông D và những người con khác phải được xác định là di sản thừa kế của hai cụ để lại.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi