Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thừa kế nhà và đất ở Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 881 Lượt xem

Thừa kế nhà và đất ở Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Tôi là người Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ và đã có quốc tịch Mỹ. Cha mẹ tôi có di chúc cho tôi một căn biệt thự có diện tích 160m2 ở Hoàng Mai – Hà Nội. Vậy xin hỏi tôi có được thừa kế căn biệt thự trên không?

 Câu hỏi:

Tôi năm nay 32 tuổi là người Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ và đã có quốc tịch Mỹ. Cha mẹ tôi hiện vẫn ở Việt Nam và có di chúc cho tôi một căn biệt thự có diện tích 160m2 ở Hoàng Mai – Hà Nội. Vào năm 2010, mẹ tôi mất và năm 2014 thì ba tôi mất. Vậy xin hỏi tôi có được thừa kế căn biệt thự trên không? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều 8 Luật nhà ở 2014 về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở có quy định như sau:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

 a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định của Luật này.”

Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có nêu:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Thừa kế nhà và đất ở Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Thừa kế nhà và đất ở Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Như vậy, trước hết để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam, cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lêncó quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 về Người sử dụng đất thì:

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Vậy, theo quy định trên, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật về quốc tịch. Do đó, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà đã thôi quốc tịch Việt Nam thì không được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Để xác định bạn có phải là đối tượng được nhận thừa kế căn biệt thự có diện tích 160m2 ở quận Hoàng Mai – Hà Nội hay không thì bạn cần phải xác định hiện mình mang quốc tịch nào? Đối với trường hợp của bạn, như bạn đã trình bày thì hiện bạn đang sinh sống và làm việc tại Mỹ và có quốc tịch Mỹ mà Mỹ là một trong những nước chấp nhận đa tịch (Australia, Anh, Pháp, Canada…cũng là những nước chấp nhận đa tịch) nên bạn có thể mang hai quốc tịch Mỹ và Việt Nam.

+ Trường hợp bạn chỉ mang quốc tịch Mỹ thì bạn sẽ không được phép nhận thừa kế căn biệt thự có diện tích 160m2 ở quận Hoàng Mai – Hà Nội mà cha mẹ bạn để lại

+ Trường hợp bạn mang cả hai quốc tịch Mỹ và Việt Nam thì bạn thì bạn được nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 169 Luật đất đai 2013, gồm các trường hợp như sau:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;

Bạn đối chiếu với các quy định của pháp luật nêu trên xem có thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam hay không, nếu không thuộc các trường hợp trên thì bạn không được thừa kế thừa kế căn biệt thự có diện tích 160m2 ở quận Hoàng Mai – Hà Nội của cha mẹ để lại.

Tuy nhiên, nếu bạn không được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam, thì bạn vẫn được hưởng giá trị ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất đó. Bạn không nói rõ có ai thừa kế di sản của cha mẹ bạn nữa không?Trong trường hợp tất cả những người thừa kế đều thuộc đối tượng không được hưởng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì bạn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà nếu như tất cả những người nhận thừa kế đều là đối tượng này.

Trong trường hợp cần tư vấn luật đất đai thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi