Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục xác nhận quan hệ cha con khi chưa đăng ký kết hôn
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3397 Lượt xem

Thủ tục xác nhận quan hệ cha con khi chưa đăng ký kết hôn

Chị Mai chung sống với anh Hoàng như vợ chồng được hơn 2 năm, sau khi biết chị Mai có thai, anh Hoàng trốn tránh trách nhiệm và cho rằng đó không phải là con của anh. Chị muốn làm giấy khai sinh cho con và buộc anh Hoàng phải nhận con như thế nào?

Câu hỏi:

Chị Mai và anh Hoàng là công nhân may làm ăn xa quê và quen biết nhau, hai người đã yêu nhau và chung sống với nhau như vợ chồng hơn 2 năm, sau khi biết chị Mai có thai, anh Hoàng trốn tránh trách nhiệm và cho rằng đó không phải là con anh. Chị Mai đã về quê và đề nghị gia đình anh và anh nhận con vì chị muốn làm giấy khai sinh cho con có cả tên cha và mẹ. Chị gặp cán bộ tư pháp – hộ tịch để được tư vấn đề vấn đề này, vậy cán bộ tư pháp – hộ tịch phải hướng dẫn chị như thế nào?

Trả lời:

Về câu hỏi: Thủ tục xác nhận quan hệ cha con khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào? Chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con

1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.

2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:

a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trongtrường hợpkhông có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợpcó tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong trường hợp của chị Mai, do anh Hoàng không nhận con nên chị Mai cần yêu cầu Tòa án xác định cha cho con chị theo trình tự, thủ tục tại Điều 25 Luật hộ tịch năm 2014 như sau:

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đằng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Chị Mai phải có chứng cứ chứng minh quan hệ cha con giữa con chị với anh Hoàng theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP như sau:

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Như vậy, trong trường hợp này, chị Mai có thể lấy mẫu xét nghiệm của anh Hoàng và con của chị đi xét nghiệp ADN để lấy chứng cứ chứng minh yêu cầu Tòa án xác định mối quan hệ cha con của anh Hoàng với con chị. Sau đó, chị sẽ làm giấy khai sinh cho con chị tại UBND xã nơi anh, chị đang cư trú.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hoàng Phi đối với câu hỏi: Thủ tục xác nhận quan hệ cha con khi chưa đăng ký kết hôn? Trong trường hợp cần tư vấn thêm, Chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi