Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm quy định như thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1376 Lượt xem

Thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm quy định như thế nào?

Xin luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục kháng cáo và việc khởi tố vụ án hình sự pháp luật hiện nay quy định như thế nào?

Nội dung câu hỏi:

Vợ chồng tôi lấy nhau nay đã được 10 năm, dạo gần đây tôi thấy anh có biểu hiện lạ. Sau một thời gian theo dõi tôi phát hiện anh đang hẹn hò với một cô gái tên Huyền. Vào ngày 22/10/2015, tôi bắt gặp chồng tôi cùng cô Huyền đi mua sắm nhẫn. Trong lúc bực tức tôi và Huyền đã xảy ra xô xát. Cả hai đều bị thương. Nhưng sau đó, vì chồng xin được tha thứ nên tôi đã tha lỗi cho chồng và không có bên nào khởi tố. Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2015, Cô Huyền và chồng cô ta yêu cầu khởi tố và bắt tôi bồi thường 15 triệu đồng vì lý do cô Huyền bị thiệt hại 15% sức khỏe. Sau đó tôi bị tuyên án 2 năm tù và phải bồi thường 15 triệu đồng. Tòa án cho tôi 15 ngày để kháng cáo. Vậy xin hỏi là bây giờ tôi muốn kháng cáo thì thủ tục như thế nào? Và tòa án giải quyết như vậy có đúng không?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất: Về tội cố ý gây thương tích,

Căn cứ vào khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác :

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”

Như vậy nếu như có đủ chứng cứ chứng minh ví dụ như giấy chứng nhận sức khỏe thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

 Thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm quy định như thế nào?

Thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm

Thứ hai: Về việc khởi tố vụ án hình sự:

Căn cứ vào điều 105 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:

1.  Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

2.  Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, trong trong hợp này cơ quan tiến hành tố tụng ra được quyết định khởi tố vụ án chỉ khi chị Huyền có đơn yêu cầu khởi tố.

Ngoài ra về việc xác định tính hợp pháp hoạt động của Tòa án: do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi không thể xác định được Tòa án có giải quyết đúng theo trình tự thủ tục hay không. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo các quy định tại phần thứ 3 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 rồi đối chiếu với các thông tin mà bạn có được để xác định tính hợp pháp đó.

Thứ ba: Về thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm

–  Người có quyền kháng cáo: Căn cứ vào điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về Những người có quyền kháng cáo : “Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm…”

–  Thời hạn kháng cáo: Căn cứ vào khoản 1 điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị: “ Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết…”

–  Thủ tục kháng cáo: Căn cứ vào khoản 1 điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thủ tục kháng cáo: “ Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.

Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.

Ngoài ra về việc nhận kháng cáo và xử lý kháng cáo tại Tòa án sơ thẩm bạn có thể tham khảo quy định tại khoản 3 mục 1 nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP.  

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi