Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất và nhà ở theo quy định mới nhất
  • Thứ năm, 13/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5241 Lượt xem

Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất và nhà ở theo quy định mới nhất

Cụ có 5 người con, 2 gái, 3 trai. Năm 2001 chồng cụ mất. Năm 2009 cụ đã làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Nay cụ muốn để lại cho cháu ruột, nhưng con trai cụ không đồng ý và đòi khiếu nại. Vậy làm thế nào để được tặng cho quyền sử dụng đất và nhà ở, và thủ tục ra sao?

Câu hỏi:

Xin chào các anh chị. Em ở Thái Nguyên, xin được các anh chị tư vấn giúp:

Cạnh nhà em có một bà cụ ở một mình, cụ nhờ em tìm hiểu tư vấn cho cụ làm thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất và nhà ở. Cụ có 5 người con 2 gái 3 trai. Chồng cụ đã mất năm 2001. Để lại nhà và một sổ đỏ mang tên chồng. Năm 2009 đã chuyển đổi sang tên cho cụ. Nay cụ muốn cho cháu ruột mà không phải cho con. Nhưng con trai cả viết đơn khiếu nại. Vậy trong trường hợp này cụ có quyết định cho tặng được không? Lên xã cán bộ trả lời cần phải họp các con của cụ mới làm được. Con trai cả sẽ không đồng ý. Vậy em xin hỏi có cách nào để cho tặng được ạ . Vì chuyện này mà cụ đã ốm một tháng nay. Đêm mơ bị cướp đất không ngủ được. Xin nhờ sự tư vấn giúp đỡ của văn phòng các anh chị.

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Việc cụ muốn tặng cho quyền sử dụng đất và nhà ở cho cháu ruột mà không cho con là hoàn toàn được phép. Bởi lẽ, năm 2009, cụ đã tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ và giấy tờ nhà. Nghĩa là từ năm 2009, cụ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất và ngôi nhà mà cụ đang ở. Do đó, cụ được thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với mảnh đất đó, trong đó có quyền tặng cho.

Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất và nhà ở

Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này…..”.

Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất như sau:

“ 1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

…………

e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này…..”.

Như vậy, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất này, cụ được quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác, không bắt buộc phải là con cái của cụ. Trong trường hợp này, cụ muốn tặng cho quyền sử dụng đất cho cháu ruột thì người con cả không được quyền khiếu nại, ngăn cấm cụ. Đối với việc cán bộ xã trả lời là việc để tặng cho quyền sử dụng đất của cụ phải được các con họp và đồng ý là hoàn toàn sai theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất, trước tiên cụ cần làm một hợp đồng tặng cho theo quy định pháp luật

Nội dung hợp đồng được quy định tại các điều 501, 398 Bộ luật dân sự 2015 như:

Điều 501. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất

1. Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 398. Nội dung của hợp đồng

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

Sau khi chuẩn bị xong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, cụ và người cháu của mình phải đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND xã để thực hiện công chứng/chứng thực hợp đồng này. Sau khi hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được công chứng/chứng thực thì có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên cho cháu ruột cụ tại văn phòng đất đai với các giấy tờ sau:

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Các giấy tờ khác có liên quan như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…

Sau đó, sẽ tiến hành thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
———————————————————————————————————————————————–
Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Tặng cho đất đai cần có sự đồng ý của con riêng của chồng không?

Kính chào Luật sư. Tôi có vấn đề sau xin được sự giúp đỡ của các Luật sư. Mẹ tôi là vợ hai, bố tôi có các con riêng. Năm 1993 bố tôi đứng tên 02 thửa đất: 1 thửa của mẹ tôi đang sinh sống còn 1 thửa các con riêng sinh sống. Đến năm 1997 thì bố tôi qua đời và không để lại di chúc gì, năm 2004 nhà nước đo lại đất và cấp GCNQSD đất cho mẹ tôi trên thửa đất mà mẹ con tôi sinh sống.Trên GCNQSD đất chỉ có tên một mình mẹ tôi, từ năm 2004 tới nay cũng không xảy ra tranh chấp gì trên thửa đất mà mẹ tôi được cấp QSD đất. Năm 2016 mẹ tôi có làm hợp đồng cho tặng đất cho tôi. Tôi đã hoàn thành các thủ tục và nộp hồ sơ lên UBND huyện. Khi UBND huyện xem xét hồ sơ của tôi thì lại yêu cầu phải có sự đồng ý của các con riêng của bố tôi bằng văn bản. Vậy các luật sư cho tôi hỏi việc yêu cầu thủ tục này của UBND huyện là có đúng không? Và nếu UBND xã xác nhận bằng văn bản về việc thửa đất trên hoàn toàn thuộc sở hữu của một mình mẹ tôi thì có ý nghĩa gì trong vấn đề này không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các luật sư. Tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, về câu hỏi này Luật sư của Luật Hoàng Phi trả lời như sau:

Thứ nhất, theo như thông tin bạn cung cấp, bố bạn chết năm 1997 và không để lại di chúc. Như vậy, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định pháp luật, chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất:

Căn cứ Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015:

“ Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất: mẹ của bạn, con riêng của bố bạn và con chung giữa bố và  mẹ bạn đều được hưởng phần di sản bằng nhau. Cụ thể, hai thửa đất của bố bạn sẽ được chia đều cho tất cả những người thừa kế theo pháp luật kể trên.

Thông tin bạn cung cấp không thì khi đo lại đất và cấp GCNQSD đất cho mẹ bạn từ năm 2004 đến nay không có tranh chấp gì. Tuy nhiên, cần tất cả con riêng của bố bạn và bạn đều đồng ý bằng văn bản để thửa đất đó cho mẹ bạn thì lúc này mẹ bạn mới là chủ sở hữu duy nhất và có toàn quyền sử dụng, định đoạt đối với thửa đất đó. Nếu chưa có sự đồng ý của các con riêng và bạn bằng văn bản đồng ý cho mẹ bạn đứng tên thì Ủy ban nhân dân xã yêu cầu phải có văn bản thể hiện sự đồng ý của những người con riêng là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.

Thứ hai: Căn cứ Điều 457 Bộ Luật Dân sự 2015:

“ Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Theo đó, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất Đai 2013:

“ Điều 188: Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất”.

Như vậy, khi có sự đồng ý bằng văn bản của những người con riêng của chồng về việc mẹ bạn đứng tên mảnh đất đó và đất không bị kê biên, trong thời hạn sử dụng đất thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền tặng cho mảnh đất đó cho bạn.

CÁCH THỨC ĐỂ KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN ĐẤT ĐAI 1900 6557

Để giải quyết vấn đề của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả, để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn  khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác rất đơn giản đó là nhấc máy điện thoại lên và gọi tới SỐ: 1900 6557 và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.

Lưu ý:

– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN ĐẤT ĐAI 1900 6557.

– Thời gian làm việc của TỔNG ĐÀI TƯ VẤN ĐẤT ĐAI 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.

Chúng tôi hy vọng việc triển khai kênh tư pháp luật trực tuyến qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 sẽ hỗ trợ và giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (22 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi